logo-dich-vu-luattq

Điều kiện để tách, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật

Trong một nền kinh tế năng động thì việc tách thửa đất và hợp thửa đất thường xuyên xẩy ra, để đáp ứng nhu cầu sinh sống và sản xuất. Muốn tách thửa đất thì phải đáp ứng điều kiện tách thửa, muốn hợp thửa đất cũng phải đáp ứng điều kiện hợp thửa. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất.

1. Cơ sở pháp lý quy định điều kiện tách thửa, điều kiện hợp thửa

Cơ sở pháp lý điều chỉnh điều kiện tách, điều kiện hợp thửa là các văn bản pháp luật sau đây:

Xem thêm: điều kiện hợp thửa đất

    • Luật Đất đai 2013;
    • Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
    • Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

2. Các điều kiện tách thửa đất là gì?

Người có nhu cầu tách thửa phải tuân thủ diện tích tối thiểu được tách phù hợp với quy định của UBND cấp tỉnh đới với từng địa phương khi thực hiện tách thửa theo quy định tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

a. Điều kiện tách thửa đối với đất ở tại nông thôn:

Điều kiện tách thửa đối với đất ở tại nông thôn được điều chỉnh bởi Khoản 2 Điều 143 Luật đất đai 2013. Các điều kiện là diện tích tối thiểu được tách thửa phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương do UBND cấp tỉnh quy định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã phê duyệt.

===>>> Xem thêm: Diện tích tối thiểu khi tách thửa đất là bao nhiêu

b. Điều kiện tách thửa đối với đất ở thành phố:

Đối với đất ở tại thành phố, điều kiện tách thửa được điều chỉnh bời khoản 4 Điều 144 Luật đất đai 2013: diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở do UBND cấp tỉnh quy định, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương.

c. Hậu quả của việc tách thửa mà không đáp ứng điều kiện tách thửa:

Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi đất vườn sang thổ cư

Trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì chủ thửa đất sẽ phải chịu các hậu quả sau:

  • Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cho phép tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu với điều kiện phải đồng thời hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa.

Điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất
Điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất được Luật Đất đai quy định – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

3. Có mấy điều kiện hợp thửa đất?

Theo quy định của pháp luật thì có 3 điều kiện hợp thửa.

Cụ thể là:

  • Điều kiện hợp thửa đất thứ nhất: các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 8 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Trong trường hợp hai thửa đất không có cùng mục đích sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Điều kiện hợp thửa đất thứ hai: các thửa đất phải liền kề nhau theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
  • Điều kiện hợp thửa đất thứ ba: phần diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt hạn mức theo quy định. Nếu ngoài hạn mức theo quy định, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục tách thửa, hợp thửa

Để hiểu về trình tự thủ tục tách thửa, hợp thửa theo quy định của pháp luật, bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết Thủ tục tách thửa, hợp thửa.

===>>> Xem thêm: Thủ tục tách thửa hợp thửa đất theo quy định của pháp luật

Đọc thêm: Chia lại ruộng đất năm 1993

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề điều kiện tách thửa, điều kiện hợp thửa. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý đất đai nhà ở của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

5. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở của Luật Thái An

Nếu bạn có nhu cầu tách, hợp thửa đất hoặc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn nên sử dụng dịch vụ của Luật Thái An. Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về đất đai là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới đất đai, nhà ở.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ tách sổ đỏ, hợp sổ đỏ

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới nhà ở, đất đai thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Đọc thêm: Chia lại ruộng đất năm 1993

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Tham khảo thêm: Mức hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !