logo-dich-vu-luattq

điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

1. Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự

Chủ thể của hợp đồng dân sự là những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng hợp đồng, có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, các hệ thống pháp luật đều qui định chủ thể phải có năng lực chủ thể nhất định. Theo đó, yêu cầu về chủ thể tham gia hợp đồng “có năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực.

Pháp luật Việt Nam qui định chủ thể tham gia giao dịch dân sự (hợp đồng) phải “có năng lực hành vi dân sự”(điểm a, khoản 1 Điều 122). Cũng theo các qui định của “Bộ luật dân sự 2015”, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bao gồm các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Mặt khác, năng lực hành vi dân sự để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng của các chủ thể khác nhau là không giống nhau.

Xem thêm: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

– Đối với cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào hợp đồng phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của họ. Theo qui định của “Bộ luật dân sự 2015”, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự (Điều 19); người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là người có một phần năng lực hành vi dân sự thì việc xác lập, thực hiện các hợp đồng của họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 20); người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự và mọi giao dịch liên quan tới người này đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp (Điều 21); người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ và mọi giao dịch liên quan đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người giám hộ (Điều 22); người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch liên quan tới tài sản của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày (Điều 23).

– Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: Pháp nhân là những tổ chức có đủ các điều kiện được qui định tại Điều 84 “Bộ luật dân sự 2015”. Các pháp nhân là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật dân sự, có năng lực chủ thể mang tính chuyên biệt, được tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân. Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân được thể hiện trong điều lệ, hoặc quyết định thành lập pháp nhân (Điều 88).Hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thể hạn chế của “Bộ luật dân sự 2015”. Hai loại chủ thể này tham gia các giao dịch phù hợp với phạm vi hoạt động của nó. Phạm vi hoạt động của tổ hợp tác được thể hiện trong hợp đồng hợp tác (Điều 111). Phạm vi hoạt động của hộ gia đình do pháp luật qui định (Điều106). Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác là những thực thể xã hội, nên năng lực hành vi dân sự của các chủ thể này không biểu hiện trực tiếp bằng hành vi và ý chí của một con người cụ thể nào đó, mà được thể hiện bởi ý chung của các thành viên và được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện, nếu hành vi đó được thực hiện nhân danh chủ thể, trong phạm vi đại diện, và tương ứng với phạm vi hoạt động của chủ thể đó.

Nhìn chung, để có thể xác lập, thực hiện các hợp đồng, chủ thể là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự thích ứng với loại giao dịch hoặc loại hợp đồng mà chủ thể đó tham gia. Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp, nhưng phải đúng ‘phạm vi đại diện’ và phải phù hợp với giới hạn về ‘lĩnh vực hoạt động’ của các chủ thể.

2. Nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội

“Bộ luật dân sự 2015” thừa nhận nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận (Điều 4). Nhưng để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, “Bộ luật dân sự 2015” cũng qui định một số trường hợp hạn chế quyền tự do của các bên trong việc thiết lập hợp đồng. Theo đó, nội dung và mục đích của hợp đồng (giao dịch dân sự) “không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội” (Điểm b, khoản 1 Điều 122). Hợp đồng (giao dịch dân sự) “có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu” (Điều 128).

Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng. Mục đích của của giao dịch dân sự (hay hợp đồng) là “lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó”(Điều 123). Điều cấm của pháp luật “là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Và, “đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”(Điều 128).

Thông thường, nội dung của hợp đồng gồm các điều khoản, như: đối tượng của hợp đồng là tài sản hay công việc; số lượng, chất lượng của đối tượng đó; giá và phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng…(Điều 402). Bất kỳ điều khoản nào trong số đó vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì hợp đồng cũng bị coi là vô hiệu. Để hợp đồng có hiệu lực thì mục đích của hợp đồng cũng phải không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Hợp đồng có mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật thì vô hiệu. Hợp đồng cũng không được trái đạo đức xã hội. Mỗi xã hội có quan niệm của mình về đạo đức, nên không có đạo đức chung mà chỉ có đạo đức xã hội. Mặc dù khái niệm “đạo đức xã hội” đã được định nghĩa cụ thể, rõ ràng trong “Bộ luật dân sự 2015”, nhưng phạm trù “đạo đức” thì khá trừu tượng và không phải là bất biến, đôi khi phụ thuộc rất lớn vào nhận thức chủ quan của mỗi người.

Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề như thế nào là hợp đồng trái ‘đạo đức xã hội’, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi.Có quan điểm cho rằng, qui phạm đạo đức là loại qui phạm vừa mang tính chủ quan của mỗi người, vừa mang tính xã hội và tính giai chấp sâu sắc. Bên cạnh đó, đạo đức còn mang tính dân tộc và tính hiện đại. Trong xã hội hiện đại, quan niệm xã hội về đạo đức đã được nâng lên một tầm cao mới. Hơn nữa, thực tế vận dụng qui định này để tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong từng trường hợp cụ thể, là điều không đơn giản. Cái khó nhất của việc xác định tính trái ‘đạo đức xã hội’ là do khái niệm vừa không cụ thể về ‘định lượng’, vừa không rõ ràng về ‘định tính’. Đây cũng là một vấn đề của thực tiễn cần được nghiên cứu và bổ sung cụ thể.

3. Các bên hoàn toàn tự nguyện trong việc giao kết, xác lập hợp đồng

Tự nguyện xác lập, thực hiện hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyết định là có tham gia hay không tham gia vào hợp đồng theo nguyện vọng của cá nhân mình, mà không chịu sự chi phối hay sự tác động, can thiệp chủ quan nào từ những người khác. Pháp luật đòi hỏi những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Tự nguyện còn là nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật dân sự và pháp luật thương mại (khoản 2 Điều 11).Ý chí tự nguyện của chủ thể là một dấu hiệu thuộc yếu tố chủ quan, nếu không được biểu hiện ra bên ngoài, thì người khác không thể biết được. Có tác giả cho rằng, “tự do ý chí và bày tỏ ý chí là hai mặt của tự nguyện”.

Tìm hiểu thêm: Dự thảo hợp đồng là gì

Xem thêm: Hợp đồng dân sự là gì? Đặc điểm và hình thức của hợp đồng dân sự?

Tự nguyện nghĩa là phải có tự do ý chí, tự do “bày tỏ ý chí” và phải có “sự thống nhất giữa ý chí với sự bày tỏ ý chí”. Không có tự do ý chí và sự bày tỏ ý chí hoặc phá vỡ tính thống nhất giữa hai yếu tố này, thì sẽ không có sự tự nguyện. Theo quan điểm của Toà án nhân dân tối cao thì “người tham gia giao dịch (hợp đồng) hoàn toàn tự nguyện được hiểu là: các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự nguyện thoả thuận với nhau về các nội dung của giao dịch mà không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác; các bên tự nguyện thoả thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.

Quan điểm này cũng thể hiện đúng tinh thần của “Bộ luật dân sự 2015”. Hợp đồng do chủ thể xác lập, thực hiện không tự nguyện, thì có thể bị vô hiệu hoặc đương nhiên vô hiệu. Những trường hợp không có sự tự nguyện là những trường hợp mà việc xác lập, thực hiện hợp đồng không đúng ý chí đích thực của chủ thể hoặc không có sự thống nhất giữa ý chí của chủ thể với sự bày tỏ ý chí của chính chủ thể đó ra bên ngoài.Theo qui định của “Bộ luật dân sự 2015”, hợp đồng bị coi là được xác lập thiếu yếu tố tự nguyện nếu thuộc một trong năm trường hợp sau đây:

– Hợp đồng giả tạo: là hợp đồng được lập ra nhưng không phản ánh đúng bản chất của quan hệ đích thực giữa các bên, thể hiện ở việc các bên xác lập hợp đồng để che đậy một giao dịch khác hay một hành vi trái pháp luật của một hoặc các bên. Nói cách khác, hợp đồng giả tạo là hợp đồng “mà trong đó, việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia”.Có hai dạng hợp đồng giả tạo là ‘hợp đồng giả cách’ và ‘hợp đồng tưởng tượng’.

Hợp đồng giả cách là hợp đồng giả tạo do các bên lập ra để che đậy một hợp đồng khác nhằm “lẩn tránh” pháp luật. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng giả cách thường là do có sự thông đồng giữa các bên để lập cùng một lúc hai hợp đồng (giao dịch) khác nhau: một hợp đồng (giao dịch) ‘thật’ và một hợp đồng (giao dịch) ‘giả’. Hợp đồng giả cách chỉ là hình thức bên ngoài chứ không có giá trị đối với các bên. Hợp đồng thật bị che giấu đi, nhưng đó mới là hợp đồng mà các bên muốn xác lập, thực hiện. Hợp đồng giả cách thì đương nhiên vô hiệu. Hợp đồng thật có thể được công nhận, nếu tuân thủ các điều kiện do pháp luật qui định.

Hợp đồng tưởng tượng là hợp đồng không có thật, do các bên thông đồng lập ra nhằm để hợp thức hóa các thủ tục pháp lý còn thiếu sót, hoặc để che đậy một sự thật khác trái pháp luật, hoặc trái đạo đức xã hội. Nói cách khác, hợp đồng tưởng tượng là hợp đồng mang tính hình thức, chứ các bên hoàn toàn không có ý định tạo lập nên sự ràng buộc pháp lý với nhau dựa trên nội dung của hợp đồng đó.

– Hợp đồng được xác lập do nhầm lẫn: Nhầm lẫn là “sự không trùng hợp ý chí được thể hiện với mong muốn thật sự của người thể hiện ý chí”. Hay nói cụ thể hơn, đó là việc một hoặc các bên hình dung sai về sự việc, chủ thể, đối tượng hoặc các nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng trái với ý nguyện đích thực của mình. Ví dụ: người mua bảo hiểm tưởng là khi mua bảo hiểm thì được hưởng tiền bảo hiểm trong mọi trường hợp có rủi ro, nhưng thực tế là điều khoản bảo hiểm đã có những loại trừ nên một số loại rủi ro sẽ không được bảo hiểm.Pháp luật Việt Nam chỉ chấp nhận hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng. Hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung có thể bị vô hiệu theo qui định tại Điều 131 “Bộ luật dân sự 2015”.

– Hợp đồng xác lập do bị lừa dối: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó” (Điều 132). Biểu hiện của sự lừa dối là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật khiến cho bên kia tin vào các thông tin đó mà xác lập hợp đồng bất lợi cho họ hoặc trái với nguyện vọng đích thực của họ. Pháp luật Việt Nam qui định ba trường hợp lừa dối là lừa dối về chủ thể, lừa dối về đối tượng và lừa dối về nội dung của hợp đồng. Khi xem xét hành vi lừa dối, tòa án thường không chỉ dựa vào tính chất “cố ý” cung cấp thông sai sự thật của một bên mà còn dựa vào hoàn cảnh cụ thể và khả năng nhận thức, hiểu biết của bên kia so với một người có năng lực nhận thức bình thường.

– Hợp đồng xác lập bởi sự đe dọa: “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”( Điều 132). Sự đe dọa thường được hiểu là việc một bên cố ý gây ra sự sợ hãi cho bên kia bằng hành vi bạo lực vật chất hoặc sự khủng bố tinh thần, làm bên kia tê liệt ý chí hoặc làm mất khả năng kháng cự nên đã xác lập hợp đồng trái với nguyện vọng đích thực của họ.

Xem thêm: Hủy bỏ hợp đồng là gì? Khác nhau giữa đơn phương chấm dứt với hủy bỏ hợp đồng

– Xác lập hợp đồng trong lúc không nhận thức, điều khiển được hành vi:“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” (Điều 133).Một người bình thường, vào thời điểm giao kết hợp đồng, đã ở trong tình trạng bị bệnh tâm thần, bệnh thần kinh tới mức không nhận thức, điều khiển được hành vi của mình hoặc đang sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến việc mất khả năng nhận thức tạm thời… thì được xem là không tự nguyện xác lập, giao kết hợp đồng.Vấn đề pháp lý đặt ra là người này phải chứng minh được là vào lúc xác lập hợp đồng, họ đang ở trong tình trạng không có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình.

Đọc thêm: Hợp đồng ngoại thương trong XNK & Thủ tục hải quan

Tự nguyện giao kết hợp đồng là yếu tố cơ bản để các bên xác lập quan hệ hợp đồng vì bản chất của hợp đồng vốn là sự thống nhất ý chí của các bên thông qua sự thỏa thuận tự do và tự nguyện. Do vậy, hợp đồng xác lập thiếu yếu tố tự nguyện thì đương nhiên vô hiệu (nếu được xác lập do giả tạo) hoặc có thể bị vô hiệu (trong các trường hợp còn lại).Tóm lại, các yếu tố chủ thể, nội dung và mục đích, sự tự nguyện của các bên là những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình hình thành và tồn tại của hợp đồng. Năng lực hành vi của chủ thể là yếu tố nhằm đảm bảo chủ thể có tư cách độc lập để tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng; nội dung và mục đích là những điều khoản, căn cứ để thực hiện hợp đồng; tự nguyện là yếu tố đảm bảm cho hợp đồng được tạo ra đúng ý chí đích thực của các bên. Bởi vậy, đây là ba yếu tố pháp lý quan trọng được pháp luật qui định là điều kiện bắt buộc của mọi hợp đồng.

Những điều kiện bắt buộc để hợp đồng dân sự có hiệu lực

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

4. Hình thức hợp đồng – điều kiện có hiệu lực trong trường hợp có quy định

Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, có quan hệ biện chứng với bản chất, nội dung, giá trị hiệu lực, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, và là phương tiện để diễn đạt ý chí của các bên,cũng như để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Người ta sẽ không biết đến sự tồn tại của hợp đồng, nếu nó không được thể hiện dưới một hình thức xác định.Với ý nghĩa đó, hình thức của hợp đồng được thừa nhận và quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc nhưng cách thể hiện và vai trò của yếu tố này trong pháp luật hợp đồng ở các quốc gia là không hoàn toàn giống nhau. Cũng vì lẽ đó mà vấn đề hình thức và sự ảnh hưởng của nó đối với hợp đồng trở thành một trong những đề tài gây nhiều tranh luận sôi nổi trong giới khoa học pháp lý Việt Nam và trên thế giới.

Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự,mà bản chất của nó là sự thỏa thuận giữa các bên, và hợp đồng chỉ có thể được tạo lập khi có sự gặp gỡ ý chí giữa các bên. Các yếu tố pháp lý cơ bản tạo nên hợp đồng chính là ý chí của chủ thể, sự biểu hiện của ý chí đó ra bên ngoài và sự thống nhất giữa các yếu tố đó với nhau. Trong đó, ý chí là cái bên trong, là nguyện vọng, là mong muốn chủ quan của chủ thể mà không phải lúc nào người khác cũng có thể biết hay nhận thấy được. Bởi vậy để có thể đạt được sự thỏa thuận, tức là để các bên có thể biết được và chấp nhận ý chí của nhau, chủ thể cần phải thể hiện ý chí đó ra bên ngoài dưới một hình thức khách quan nhất định. Cũng như vậy, sự thống nhất ý chí của các bên và nội dung cụ thể của các điều khoản thể hiện sự thống nhất ý chí đó cần phải được công bố ra bên ngoài. Đó chính là hình thức thể hiện của hợp đồng.

Trong lý luận pháp luật dân sự và cả trong luật thực định, các học giả và các nhà làm luật thường đồng hóa các điều khoản cụ thể của hợp đồng với nội dung hợp đồng. Các điều khoản qui định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lại được trình bày, thể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức bằng lời nói, văn bản và theo những thủ tục nhất định như công chứng, đăng ký. Đó là hình thức bên ngoài của hợp đồng.

Pháp luật của hầu hết các nước khi qui định về hình thức hợp đồng, chủ yếu là nói đến hình thức bên ngoài của hợp đồng. Trong khoa học pháp lý, hình thức của hợp đồng được định nghĩa là “cách thức thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên”. Đa số các luật gia cũng đều hiểu rằng, hình thức của hợp đồng là những biểu hiện bên ngoài của hợp đồng. Có tác giả cho rằng “hình thức của hợp đồng là phương tiện ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định”, hoặc “hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận, lưu trữ, chuyển tải nội dung của hợp đồng.

Xem thêm: Khái niệm hợp đồng dân sự? Phân loại các loại hợp đồng dân sự thông dụng?

Có tác giả còn cho rằng hình thức hợp đồng còn được biểu hiện qua “phương thức ký kết” hợp đồng. Hình thức của hợp đồng không chỉ là hình thức thể hiện nội dung của hợp đồng mà còn là những thủ tục mà pháp luật qui định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ khi giao kết một số loại hợp đồng như phải có xác nhận của công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép…Nhìn từ góc độ chức năng và vai trò của yếu tố hình thức đối với sự tồn tại của hợp đồng, ta thấy hình thức hợp đồng là sự công bố ý chí của các bên tham gia hợp đồng, là cách thức để truyền đạt thông tin giữa các bên tham gia hợp đồng cũng như với người thứ ba về sự xác lập và tồn tại của hợp đồng đó.Hình thức của hợp đồng cũng là phương tiện thể hiện nội dung cụ thể của hợp đồng.

Theo nghĩa đó, hình thức hợp đồng bao gồm cả thể thức (cách thức thể hiện) của hợp đồng và thủ tục tạo lập hợp đồng. Thể thức của hợp đồng là cách thức, phương tiện thể hiện nội dung của hợp đồng dưới dạng vật chất khách quan nhất định. Hợp đồng có thể được thể hiện bằng các thể thức như lời nói, văn bản, hành vi cụ thể. Còn thủ tục là thủ thuật, cách thức tiến hành tạo lập hợp đồng theo một trình tự, yêu cầu nhất định.

Ví dụ: Hợp đồng bằng văn bản có thể được tạo lập bằng các thủ tục như văn bản không có người làm chứng, văn bản có người làm chứng, hoặc văn bản được lập theo thủ tục công chứng,chứng thực, đăng ký hoặc xin phép. Như vậy, hình thức hợp đồng không chỉ là các thể thức tồn tại của hợp đồng mà còn bao gồm cả các thủ tục để tạo lập hợp đồng. Tóm lại, hình thức hợp đồng là sự biểu hiện ra bên ngoài của nội dung hợp đồng, gồm tổng hợp các cách thức, thủ tục, phương tiện để thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nội dung hợp đồng và là biểu hiện cho sự tồn tại của hợp đồng.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !