>> Luật sư tư vấn Luật Hình sự về trách nhiệm khi làm giả giấy tờ, gọi:1900.6162
Xem thêm: điều 341 bộ luật hình sự 2017
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và theo như phần trình bày của bạn, bạn của bạn có thể bị bắt đối với hành vi làm giả giấy tờ theo như quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự như trên. Hơn nữa, việc làm giả giấy tờ này bạn của bạn không phải chỉ tiến hành một lần, mà là tham gia vào một đường giây trộm cắp xe gian.
Như vậy, lúc này, để xác định được chính xác bạn của bạn phải chịu mức hình phạt như thế nào cần phải xem xét một số điều kiện khách quan khác để xác định hành vi này có phải là đồng phạm đối với tội trộm cắp tài sản hay không. Bởi nếu ngoài việc giúp làm giấy tờ giả để tiêu thụ xe gian ra bạn của bạn có thực hiện hành vi nào khác thúc đẩy việc trộm cắp xe hay không, việc này sẽ quyết định hành vi bạn của bạn có cấu thành tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức hay không. Hoặc nếu không, bạn của bạn ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả giấy tờ thì còn có thể bị truy cứu đối với hành vi che giấu tội phạm theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự như sau:
Điều 18. Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì người bị tạm giam chỉ bị khởi tố khi có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan có thẩm quyền. Còn đối với trường hợp bạn của bạn, nếu chưa có quyết định khởi tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bạn của bạn mới chỉ đang xác định là nghi can.
Đọc thêm: Luật cán bộ công chức và luật viên chức sửa đổi 2019 số 52/2019/QH14
Đối với việc thăm gặp người bị tam giam:
Về việc thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam: Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định tại Điều 22 như sau:
“Điều 22. Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;
không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.”
Như vậy, người thân có thể thăm gặp người đang bị tạm giam, tạm giữ nhưng phải trong điều kiện phù hợp và được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ sở giam giữ.
Tham khảo thêm: Luật bảo hiểm xã hội mới nhất
Về vấn đề bảo lĩnh cho bạn của bạn được điều tra tại ngoại:
Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh như sau:
Tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 của Quốc hội quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh (bảo lãnh) như sau:
Điều 121. Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
Như vậy, đối với việc bảo lĩnh người đang bị tạm giam thì phải do người thân thích của họ thực hiện, và phải có ít nhất hai người tham gia bảo lĩnh. Vì vậy, để được bảo lĩnh cho bạn của bạn, thì bạn có thể trao đổi với người thân của họ để thực hiện thủ tục, theo đó, người nhà của người bị tạm giữ sẽ làm đơn bảo lĩnh gửi lên cơ quan hiện đang thụ lý vụ án, Tuy nhiên việc cho bạn của bạn được bảo lĩnh hay không tại giai đoạn điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ phạm tội của người này. Gia đình bạn của bạn có thể cử ra ít nhất hai người (đáp ứng các điều kiện nói trên) làm đơn xin bảo lãnh cho người nhà họ tại ngoại, đơn này phải có xác nhận của UBND cấp xã – nơi người bảo lãnh cư trú, sau đó gửi đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.
Tham khảo thêm: điều 41 luật nghĩa vụ quân sự 2015