logo-dich-vu-luattq

Dịch vụ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh

Điều kiện thay đổi nội dung trên Giấy phép kinh doanh

  • Thẩm quyền quyết định thuộc Chủ sở hữu DNTN/ Công ty TNHH 1 thành viên; HĐTV nếu là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; ĐHĐCĐ nếu là Công ty Cổ phần.
  • Nội dung thay đổi nếu có ghi trên Giấy phép doanh nghiệp thì cần nộp hồ sơ lên Sở KH&ĐT để được cấp bản Giấy phép mới. Phải nộp thông báo thay đổi trong vòng 10 ngày kể từ ngày Quyết định.
  • Có đầy đủ chữ ký của những người có thẩm quyền, đóng con dấu doanh nghiệp vào hồ sơ thay đổi.

Phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

NHỮNG NỘI DUNG THAY ĐỔI TRÊN GIẤY PHÉP DOANH NGHIỆP THƯỜNG CÓ

1. Thay đổi tên doanh nghiệp/ công ty

Đây là nội dung điều chỉnh rất quan trọng trên giấy phép kinh doanh vì kéo theo việc đổi tên doanh nghiệp là rất nhiều công việc, thủ tục đằng sau đó với cơ quan thuế, BHXH, cơ quan quản lý chuyên môn, ngân hàng,…

Tên doanh nghiệp bao gồm 3 loại: tên doanh nghiệp đầy đủ bằng tiếng Việt, tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Anh và tên viết tắt (tên giao dịch). Doanh nghiệp có thể thay đổi cả 3 tên hoặc thay đổi một trong các tên (miễn sao vẫn đảm bảo đúng quy định về cách đặt tên tiếng Anh và tên viết tắt của doanh nghiệp).

Xem thêm: Dịch vụ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh

Thời gian đổi tên doanh nghiệp: từ 3 ngày làm việc (hỗ trợ làm nhanh hơn khi có yêu cầu).

2. Chuyển địa chỉ công ty

Tìm hiểu thêm: Thành lập doanh nghiệp cần những gì

Đổi địa chỉ là một trong những nội dung được điều chỉnh nhiều nhất trên giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp. Đổi địa chỉ doanh nghiệp, địa chỉ chi nhánh hay văn phòng đại diện thì thủ tục đều tương đối giống nhau. Điều kiện đổi địa chỉ doanh nghiệp:

3. Thay đổi (bổ sung hoặc giảm) ngành nghề kinh doanh

Đây là nội dung mà doanh nghiệp điều chỉnh nhiều nhất theo thống kê không chính thức, trung bình cứ 10 doanh nghiệp lại có 7 doanh nghiệp có điều chỉnh nội dung này trên giấy phép kinh doanh.

Về mặt pháp lý thì điều chỉnh ngành nghề không phải nội dung quan trọng nhất. Nó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các nhà đầu tư cũng như cơ cấu quản lý của doanh nghiệp – điều mà hay dẫn tới tranh chấp kiện tụng. Vì vậy, thủ tục bổ sung hay giảm ngành cũng giống như các thủ tục khác, duy chỉ lưu ý 2 điều:

  • Điều chỉnh bổ sung ngành nghề có điều kiện cần làm phải lưu ý đáp đứng đầy đủ trước khi đi vào hoạt động kinh doanh.
  • Điều chỉnh ngành nghề ảnh hưởng đến cách tính thuế của doanh nghiệp (đặc biệt là các lĩnh vực được ưu đãi thuế): Liên hệ để Luật sư/ Chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.

4. Tăng, giảm vốn điều lệ công ty

Tìm hiểu thêm: Phí đăng ký kinh doanh cửa hàng

Thông thường việc tăng vốn diễn ra nhiều hơn, thủ tục cũng đơn giản hơn rất nhiều so với điều kiện để có thể giảm vốn điều lệ.

Liên hệ Luật sư/ Chuyên gia để được giải đáp chi tiết hơn.

5. Thay đổi, bổ sung Người đại diện theo pháp luật

Khi có sự điều chỉnh này, doanh nghiệp cần lưu ý đến quyền và nghĩa vụ của từng Người đại diện pháp luật (nếu có), để tránh việc chồng chéo trách nhiệm cũng như nghĩa vụ.

6. Thay đổi thành viên, cổ đông góp vốn

Nội dung điều chỉnh này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của những đồng sở hữu doanh nghiệp nên cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ hơn các nội dung khác.

Tìm hiểu thêm: Thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài

7. Thay đổi các nội dung khác trên Giấy phép kinh doanh

  • Cập nhật địa chỉ công ty do địa giới hành chính thay đổi
  • Cập nhật thông tin của Người đại diện theo pháp luật khi thay đổi giấy tờ tùy thân
  • Cập nhật ngành nghề theo mã ngành nghề mới (trường hợp doanh nghiệp chưa mã hóa ngành nghề)
  • Và các cập nhật khác (liên hệ Luật sư/ Chuyên gia để được tư vấn)

Tại sao thành lập doanh nghiệp mới – trọn gói cần thuê công ty Luật uy tín?

  1. Pháp luật không có may rủi, làm sai thì bị phạt, làm đúng thì được hỗ trợ và bảo vệ;
  2. Đăng ký kinh doanh ban đầu vô cùng quan trọng, nó định hướng đến hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp về sau này;
  3. Thành lập doanh nghiệp mới có nhiều thủ tục phức tạp đòi hỏi Doanh nghiệp mới cần chủ động thực với nhiều cơ quan khác nhau;
  4. Tốn nhiều thời gian, nguồn lực của doanh nghiệp và đôi khi đánh mất cơ hội kinh doanh của mình chỉ vì những lý do không đáng có;
  5. Một công ty Luật uy tín vừa là cánh tay phải giải quyết thủ tục pháp lý ban đầu mà còn là chỗ dựa vững chắc cho các phát sinh trong quá trình hoạt động sau này.
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !