logo-dich-vu-luattq

địa chỉ lưu trú là gì

Trong cuộc sống thường ngày không thể tránh khỏi việc chúng ta sẽ di chuyển tại nhiều địa điểm khác nhau, và có thể ở lại tại địa điểm trong khoảng thời gian ngắn.

Chính vì vậy Luật cư trú quy định đối với những trường hợp lưu trú cần thông báo đến cơ quan có thẩm quyền. Để hiểu rõ lưu trú là gì? Thủ tục thông báo lưu trú như thế nào? Tiếp nhận lưu trú ra sao? Quý khách hàng đừng bỏ lỡ những chia sẻ của chúng tôi dưới đây.

Xem thêm: địa chỉ lưu trú là gì

Lưu trú là gì?

Lưu trú là việc công dân Việt Nam đến và ở lại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn trong một khoảng thời gian nhất định, ngoài nơi mà mình có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú.

Lưu trú phải không thuộc các trường hợp phải đăng ký tạm trú, tức là người này không thực hiện sinh sống thường xuyên ở đây, mà chỉ vì một số lý do như công việc, du lịch, thăm bệnh,… có tính chất tạm thời mới thực hiện thông báo lưu trú đến cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Các trường hợp theo quy định phải thông báo lưu trú nhưng không thực hiện thông báo lưu trú đến cơ quan có thẩm quyền có thể bị kiểm tra, và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Nhằm hiểu rõ hơn về lưu trú là gì? Hãy theo dõi trình tự và thủ tục thông báo lưu trú, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận lưu trú dưới đây.

Thủ tục thông báo lưu trú?

Tìm hiểu thêm: Thủ tục thành lập nhà phân phối quy định như thế nào?

Thủ tục thông báo lưu trú không phải là một thủ tục quá khó khăn, tuy nhiên quý khách hàng cũng cần lưu ý thực hiện khai báo lưu trú theo trình tự sau:

– Trách nhiệm khai báo lưu trú thuộc về đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở khám chữa bệnh, nhà nghỉ, khách sạn,… có người đến lưu trú phải thông báo lưu trú với cơ quan có thẩm quyền.

– Với trường hợp chủ của nhà ở gia đình, nhà ở tập thể không có mặt tại địa phương thì người đến lưu trú sẽ thực hiện việc khai báo lưu trú đến cơ quan Công an ở địa phương.

– Người đến lưu trú trên 14 tuổi phải xuất trình giấy tờ để chứng minh nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,… giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyên cấp.

– Đối với người dưới 14 tuổi sẽ phải cung cấp các thông tin về nhân thân của người đó và không phải thực hiện xuất trình những giấy tờ nêu trên.

– Thông báo lưu trú đến Công an địa phương phải được thực hiện trước 23h, với trường hợp người đến lưu trú sau 23h phải thực hiện thông báo lưu trú vào ngày hôm sau.

– Trường hợp người thân trong gia đình đến lưu trú nhiều lần như ông, bà, bố, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột sẽ chỉ cần thông báo lưu trú đến Công an địa phương một lần.

Tìm hiểu thêm: Phân tích khái niệm chứng khoán

– Người thông báo lưu trú có thể được thực hiện thông qua hai hình thức là trực tiếp đến cơ quan Công an địa phương hoặc thông báo qua internet, qua máy tính.

Tiếp nhận lưu trú?

– Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin lưu trú thuộc về Công an xã, phường, trị trấn.

– Trong từng trường hợp cụ thể mà tại các địa phương có thể quyết định các địa điểm khác để tiếp nhận thông báo lưu trú.

– Thời gian lưu trú trong thời hạn nhất định và phụ thuộc vào nhu cầu lưu trú của công dân tại địa điểm đó, tuy nhiên không được thuộc những trường hợp phải đăng ký tạm trú.

– Công an xã, phường, thị trấn sau khi tiếp nhận thông tin lưu trú sẽ ghi thông tin vào sổ tiếp nhận lưu trú, người lưu trú sẽ không được cấp giấy chứng nhận lưu trú.

– Trong quá trình lưu trú, Công an xã, phường, thị trấn có thể tiến hành kiểm tra, quản lý cư trú tại địa phương, theo định kỳ, đột xuất, hoặc theo yêu cầu. Với những trường hợp phát hiện không thực hiện thông báo cư trú sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của xử lý vi phạm pháp luật về cư trú.

Mọi thắc mắc về vấn đề lưu trú là gì? Hãy liên hệ tới chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp tận tình và chi tiết nhất.

Đọc thêm: Hành vi pháp lý đơn phương là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !