logo-dich-vu-luattq

đấu thầu dự án có sử dụng đất

Hiện nay, rất nhiều dự án được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu, trong số đó chủ yếu là các dự án có sử dụng đất. Chính vì vậy, quy trình đấu thầu dự án có sử dụng đất là một trong những vấn đề trọng tâm của pháp luật đấu thầu, luôn được các chủ thể của hoạt động đấu thầu quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ gửi tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về quy trình đấu thầu dự án có sử dụng đất.

1 54

Xem thêm: đấu thầu dự án có sử dụng đất

Quy trình đấu thầu dự án có sử dụng đất (Cập nhật 2021)

1. Đấu thầu là gì?

Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn Xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận, người gọi thầu qua so sánh để lựa chọn nhà thầu có lợi nhạt cho mình theo các điều kiện do mình đưa ra.

Đấu thầu là phương thức được áp dụng nhằm tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và lựa chọn đối tác để thực hiện dự án hoặc từng phần dự án. Tham gia đấu thầu gồm có: (1) Bên mời thầu (bên gọi thầu) là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tự được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu; (2) Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Riêng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân, Cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự gọi là đấu thầu trong nước. Cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong nước và nước ngoài tham dự gọi là đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế là hình thức tương đối phổ biến được thực hiện ở các nước đang phát triển, do thiếu khả năng, kỹ thuật để tự đảm nhận xây dựng các công trình cơ bản lớn. Cuộc đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện pháp luật quy định.

Cách thức đấu thầu được áp dụng tùy thuộc vào đối tượng đấu thầu. Quy trình cơ bản của việc tiến hành đấu thầu gồm: Bên mời thầu ra thông báo mời thầu, căn cứ vào thông báo mời thầu, nhà thầu sơ bộ đánh giá nội dung mời thầu và lập hồ sơ tham gia đấu thầu, bên mời thầu sẽ lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của mình một cách có lợi nhất. Khi chọn được nhà thầu, bên mời thầu tiến hành thủ tục phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu.

2. Dự án có sử dụng đất là gì?

Đọc thêm: điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp

Theo Điều 11 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ, dự án đầu tư có sử dụng đất là:

– Thuộc dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng khu đô thị; xây dựng công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở thương mại; trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ mà không sử dụng vốn đầu tư công để xây dựng chương trình.

– Thuộc dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở thương mại; trụ sở văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ được phân loại theo quy định về xây dựng. Riêng dự án có nhiều công năng, dự án đầu tư có sử dụng đất được xác định căn cứ công trình chính của dự án hoặc công trình chính có cấp cao nhất trong trường hợp dự án có nhiều công trình chính theo quy định về xây dựng.

– Thuộc chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; chương trình phát triển đô thị (nếu có) theo quy định về phát triển đô thị.

– Không thuộc trường hợp chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn. Nếu gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư, đấu thầu theo quy định và phải trình Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Đấu thầu dự án có sử dụng đất là gì?

Đấu thầu dự án có sử dụng đất là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, xây dựng; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

4. Quy trình đấu thầu dự án có sử dụng đất?

Đọc thêm: Giá tiền lên đất thổ cư 2020

Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư đã quy định quy trình đấu thầu dự án có sử dụng đất thông qua việc lồng ghép công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất với đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư (thay cho quá trình sơ tuyển được quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015).

Căn cứ vào số lượng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thì thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư, pháp luật khác có liên quan.

Chi tiết hướng dẫn về lập, công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được quy định tại Điều 7 và Phụ lục III Thông tư số 06/2020/TT-BKHĐT ngày 18/9/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2020/NĐ-CP.

5. Quy định nào của pháp luật hiện hành điều chỉnh quy trình đấu thầu dự án có sử dụng đất?

Hiện nay, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 vừa được Quốc hội Khóa XIV kỳ họp thứ 9 thông qua (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) đã thống nhất thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư (sửa đổi), theo đó cơ quan chủ trì thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư phải lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước liên quan về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình; sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nhà ở, khu đô thị theo quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan. Do đó, căn cứ các quy định nêu trên thì thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án có mục đích sử dụng hỗn hợp, trong đó có nhà ở được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.

Nói tóm lại, quy trình đấu thầu dự án có sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật đấu thầu. Qua bài viết trên, ACC Group đã gửi tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về quy trình đấu thầu dự án có sử dụng đất. Mong rằng quý khách hàng đã hiểu rõ và nắm bắt được về quy trình đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Tham khảo thêm: Phòng công chứng có biết đất bị quy hoạch không

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !