logo-dich-vu-luattq

đầu cơ tích trữ là gì

Trong thế giới tài chính, đầu cơ hay giao dịch đầu cơ, là hành vi thực hiện một giao dịch tài chính có rủi ro mất giá đáng kể nhưng cũng kỳ vọng thu được lợi nhuận đáng kể hoặc giá trị lớn khác. Với đầu cơ, rủi ro thua lỗ nhiều hơn là được bù đắp bởi khả năng thu được lợi nhuận đáng kể hoặc các khoản bồi thường khác. Một nhà đầu tư mua một khoản đầu tư có khả năng tập trung vào biến động giá cả. Mặc dù rủi ro liên quan đến khoản đầu tư cao, nhưng nhà đầu tư thường quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận dựa trên sự thay đổi giá trị thị trường cho khoản đầu tư đó hơn là đầu tư dài hạn. Khi đầu tư đầu cơ liên quan đến việc mua ngoại tệ, nó được gọi là đầu cơ tiền tệ. Vậy đầu cơ tích trữ là gì? Xử lý, ngăn chặn hành vi đầu cơ tích trữ? hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:

Xem thêm: đầu cơ tích trữ là gì

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Bộ luật Hình sự năm 2015.

1. Đầu cơ tích trữ là gì?

Đầu cơ tích trữ là việc một cá nhân, tổ chức lợi dụng tình trạng khó khăn khan hiếm hàng hóa để mua tích trữ mặt hàng hoá đó để bán lại trên thị trường với giá cao.

Trên thế giới có khá nhiều vụ đầu cơ xảy ra trong nhiều lĩnh vực như đất đai, ngoại tệ, vàng, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế,… Một ví dụ điển hình trong năm 2020 vừa qua chính là hiện tượng nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng tình trạng dịch bệnh covid 19 bùng phát mạnh, nhu cầu mua khẩu trang y tế, nước rửa tay tăng cao đã đầu cơ tích trữ tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa để bán lại với giá cao gấp 3,4 lần.

Từ khái niệm đầu cơ tích trữ chúng ta có thể hiểu về đầu cơ là gì? Đầu cơ đề cập đến hành động thực hiện một giao dịch tài chính có rủi ro mất giá đáng kể nhưng cũng kỳ vọng thu được lợi nhuận đáng kể. Nếu không có triển vọng thu được lợi nhuận đáng kể, sẽ có rất ít động lực để đầu cơ. Xem xét liệu việc đầu cơ có phụ thuộc vào bản chất của tài sản, thời gian dự kiến ​​của giai đoạn nắm giữ và / hoặc số lượng đòn bẩy được áp dụng hay không.

Tích trữ là việc người đầu cơ mua và nhập kho với số lượng lớn hàng hóa với mục đích thu lợi từ việc tăng giá trong tương lai.

Thuật ngữ tích trữ thường được áp dụng để mua hàng hóa, đặc biệt là vàng. Tuy nhiên, tích trữ đôi khi được sử dụng trong các bối cảnh kinh tế khác. Ví dụ, các nhà lãnh đạo chính trị có thể phàn nàn rằng các nhà đầu cơ đang tích trữ đô la trong một cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Tích trữ là việc nhà đầu cơ mua số lượng lớn hàng hóa với mục đích thu lợi từ việc tăng giá trong tương lai. Việc tích trữ có thể tạo ra một chu kỳ đầu cơ, những lời tiên tri tự ứng nghiệm và lạm phát. Các luật thường được thông qua chống lại một số hình thức tích trữ nhằm ngăn chặn các thảm kịch và giảm bất ổn kinh tế. Về lâu dài, đầu tư vào cổ phiếu có hiệu quả tốt hơn so với tích trữ hàng hóa.

Xem thêm: Dòng đầu cơ là gì? Đặc điểm và ví dụ về Dòng đầu cơ

2. Đầu cơ tích trữ được dịch với tên tiếng Anh là gì?

Đầu cơ tích trữ được dịch với tên tiếng Anh là: ” Speculative hoarding”.

3. Xử lý hành vi đầu cơ tích trữ?

Trên thực tế hiện nay của thị trường hàng hóa tại Việt Nam thì khi các chủ thể nhận định được tình hình cũng cầu của các mặt hàng hàng hóa khan hiếm do các cơ sở tạo ra sự khan hiếm giả tạo, hay trong những hoàn cảnh nhất định bị ảnh hưởng như: Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hay tình hình khó khăn về kinh tế với loại hàng hóa không đủ cung ứng cho thị trường thì ngay lúc này sẽ xuất hiện các đối tượng thực hiện các hành vi đầu cơ tích trữ. Mà được biết thì hành vi đầu cơ tích trữ này là vi phạm với các quy định của pháp luật hình sự và hành vi đầu cơ tích trữ này sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 196 luật hình sự năm 2015, khi những hành vi đầu cơ tích nhằm trục lợi cá nhân bộ luật hình sự, như sau:

“Điều 196. Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vest hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

Tham khảo thêm: đơn vị hành chính sự nghiệp là gì

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

Xem thêm: Đầu cơ hình cánh bướm bằng bán quyền chọn bán là gì? Đặc điểm và nội dung

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

Xem thêm: Tội đầu cơ theo luật hình sự

c) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này, thì bị xử phạt như sau:

Tìm hiểu thêm: Chi cục văn thư – lưu trữ Thành phố Hồ Chí Minh

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Trên cơ sở quy định của pháp luật về hoạt động đầu cơ tích trữ đó chính là việc các đối tượng thực hiện hành vi đầu cơ tích trữ hàng hóa nhằm đẩy giá thành lên cao để trục lợi gây rối loạn thị trường. Tại sao tác giả lại nhận định như vậy, là bởi vì, kho hiện tượng đầu cơ tích trữ này diễn ra sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa diễn ra, tình trạng gia tăng đột biến nhu cầu hàng hóa. từ hoạt động này mà gây ra các ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động ổn định của các doanh nghiệp sản xuất, và không kịp cung cấp đủ hàng hóa cho người tiêu dùng.

Xem thêm: Tội đầu cơ

Khí đó thì người tiêu dùng sẽ bị ảnh hướng tới nền kinh tế và không đủ mặt hàng để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, hay phải bỏ ra một số tiền cao hơn bình thường rất nhiều để mua được mặt hàng cần thiết để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống thường ngày của người tiêu dùng. Ngoài ra việc đầu cơ tích trữ của một số đối tượng còn gây hoang mang tâm lý. mất lòng tin của người dân trong một số trường hợp dẫn tới những hành động quá khích, thậm chí là phạm tội. Do đó để xử lý hành vi phạm tội này pháp luật đã quy định khung hình phạt nhất định đối với các hành vi và mức độ nghiêm trọng của tội này.

Đối với các hành vi đầu cơ tích trữ được quy định tại khoản 1 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đối với các hành vi đầu cơ tích trữ được quy định tại khoản 2 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Đối với các hành vi đầu cơ tích trữ được quy định tại khoản 3 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Đối với các hành vi đầu cơ tích trữ được quy định tại khoản 4 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại có các hành vi quy định tại khoản 5 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đến đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm như tác giả đã nêu ra ở trên.

4. Ngăn chặn hành vi đầu cơ tích trữ?

Trên thực tế, sự tác động của nhiều hoàn cảnh nhất định sẽ thúc đẩy rất lớn đến hoạt động đầu cơ tích trữ. Trong những năm vừa qua khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát, nhu cầu người dân sử dụng khẩu trang, nước rửa tay, nhu yếu phẩm… tăng cao và đổ xô đi mua sản phẩm năm bắt được tình hình này một số đối tượng đã có hành vi đầu cơ tích trữ. Hoạt động đầu cơ tích trữ của một số cơ sở thực hiện hoạt động thu gom, đầu cơ tích trữ hàng hóa khiến mặt hàng nhanh chóng khan hiếm và bị độn giá lên cao.

Thủ Tướng Chính Phủ đã đưa ra chỉ đạo để khắc phục tình trạng đó, bằng cách đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường và người dân trong mọi tình huống. Thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng, Bộ Công Thương đã yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các doanh nghiệp phân phối lớn báo cáo tình hình cung cầu và hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Do vậy, đối với các doanh nghiệp cần thực hiện, duy trì hoạt động cung cấp đủ các thực phẩm, vật dụng cần thiết cho người dân.

Đối với người dân, cần giữ bình tĩnh và không nên thu gom tích trữ lương thực. và chỉ mua những thực phẩm vật dụng thật sự cần thiết và đủ dùng. Để tình hình thị trường không hỗn loạn và xảy ra khan hiếm hàng hóa. Dẫn đến tạo cơ hội cho nhiều đối tượng thực hiện hành vi đầu cơ tích trữ.

Theo đó, đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường là hành động trái pháp luật, và gây nhiều ảnh hưởng khó khăn đến thị trường, doanh nghiệp, kinh tế và người dân. Do đó, đây là hành động đáng lên án và phải loại trừ.

Đọc thêm: Bình đẳng giới là gì và tại sao chúng ta cần bình đẳng giới

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !