logo-dich-vu-luattq

đất lúa có lên thổ cư được không

Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định mới

Câu hỏi được biên tập lại từ cuộc gọi qua tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu của Luật Phamlaw.

Xem thêm: đất lúa có lên thổ cư được không

Xin chào luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc, rất mong nhận được sự tư vấn từ luật sư: Gia đình tôi có một thửa đất trồng lúa với diện tích đất là 500m2. Nay con trai trưởng nhà tôi sắp lấy vợ, vì nhà nghèo không đủ tiền mua đất nên tôi muốn sử dụng thửa đất nói trên để xây nhà cho vợ chồng chúng nó. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Tôi xin cảm ơn, mong các luật sư sớm trả lời và kính chúc công ty ngày một phát triển.

Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định mới
Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định mới

Luật sư tư vấn: ( chỉ mang tính chất tham khảo)

Xin chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho công ty Luật Phạm Law. Đối với câu hỏi “Đất trồng lúa có lên thổ cư được không” của anh về thuật ngữ pháp lý có thể hiểu là câu hỏi: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Công ty Luật Phạm Law xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp luật

– Luật đất đai năm 2013;

– Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

– Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 1 năm 2016.

2. Có được chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở không?

Đọc thêm: Đất ĐRM là đất gì? Có được chuyển đổi mục đích không?

Theo tinh thần của khoản 1 điều 134 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa nên việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp sẽ bị hạn chế.

Căn cứ khoản 1 điều 52 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt..”

Như vậy, việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp chỉ bị hạn chế chứ không cấm. Do đó, anh có thể chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích nhà ở. Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất này phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Tức:

– Nếu đất của anh không nằm trong quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc là phải chuyển đổi hàng năm thì anh sẽ không được chuyển mục đích sử dụng đất

– Còn nếu đất của anh nằm trong quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc phải chuyển đổi hàng năm thì anh sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, anh sẽ phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng.

Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất, căn cứ: Điều 5 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bổi Điều 2, khoản 3 thông tư số 18/2016/TT-BTC quy định cụ thể chi tiết như sau:

– Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.

Trong đó:

Đọc thêm: Giấy tờ khi mua bán đất

+ Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%;

+ Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;

+ Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Bên cạnh đó, khi chuyển đổi đất trồng lúa thành đất ở anh còn phải áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại (Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP)

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời hạn nộp khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa để các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện.

Như vậy, đất trồng lúa nước có lên thổ cư được không còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, anh có thể trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp Huyện để được cung cấp thông tin pháp lý về tình trạng thửa đất ruộng vị trí mà gia đình anh canh tác để được biết về quy hoạch tổng thể, từ đó làm căn cứ có hoặc không làm hồ sơ và thủ tục xin chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở theo quy định hiện hành.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Phạm Law về câu hỏi “Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định mới”. Nếu có thắc mắc hoặc vấn đề pháp lý nào khác có liên quan: chuyển đổi đất ruộng thành đất ở; các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở…hoặc các thông tin pháp lý khác đề chính sách đất đai, quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Phạm Law để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Để được hỗ trợ các dịch vụ về: Tách thửa đất, sang tên nhà đất, sang tên nhà chung cư, khai nhận di sản thừa kế…quý khách vui lòng kết nối đến số hotline 0967 370 488 để được hỗ trợ.

Trân trọng cảm ơn!

> Xem thêm:

  • Tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
  • Thủ tục tách thửa đất
  • thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
  • thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi đất vườn sang đất ở

Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi đất vườn sang đất ở

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !