Nội dung chính
* Thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh
Xem thêm: đăng ký hộ sản xuất kinh doanh
Việc chọn loại hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, khả năng và định hướng phát triển…
Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần nắm được khái quát những đặc điểm của 02 loại hình này. Cụ thể, dưới đây là bảng so sánh giữa Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp để bạn tham khảo:
Doanh nghiệp
Hộ kinh doanh
Khái niệm
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014)
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là:
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Lưu ý:
Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP).
Tư cách pháp nhân
Có tư cách pháp nhân, ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân
Không có tư cách pháp nhân, các thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Do đó mỗi người chỉ được phép thành lập 01 hộ kinh doanh duy nhất.
Nếu muốn tham gia góp vốn hoặc thành lập công ty khi có nhu cầu thì phải giải thể hộ kinh doanh đang có.
Khả năng huy động vốn.
Dễ dàng hơn trong việc huy động vốn, đặc biệt là đối với công ty cổ phần còn có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn
Quy mô nhỏ nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh
Nghĩa vụ thuế
– Được phép xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT hay còn gọi là hóa đơn đỏ)
Tham khảo thêm: Danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh
– Khai và đóng nhiều loại thuế: Môn bài, TNDN, GTGT…
– Không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng nên có thể sẽ hạn chế nguồn khách hàng;
– Hộ kinh doanh đóng mức thuế cố định hàng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí môn bài tùy theo doanh thu/năm (không quá 01 triệu đồng) theo khoản 2 điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
Theo đó, việc lựa chọn loại hình nào cũng đều có những ưu, nhược điểm nhất định, bạn cân nhắc theo tình hình thực tế và dự định phát triển trong tương lai để có thể đưa ra quyết định phù hợp.
* Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ có nêu, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Do đó, không phân biệt cá nhân, hay tổ chức mới là chủ thể có quyền nộp đơn.
* Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định về đối tượng cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty mất bao lâu
– Kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận:
+ Thực hành sản xuất tốt (GMP);
+ Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
+ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;
+ Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
+ Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);
+ Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Như vậy, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì được xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
* Chứng nhận sản phẩm hữu cơ
Chứng nhận sản phẩm hữu cơ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (Điều 2 Nghị định 109/2018/NĐ-CP). Do đó, cá nhân không thuộc đối tượng được xin cấp Chứng nhận sản phẩm hữu cơ.
* Xuất xứ hàng hóa
Thương nhân có quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Theo đó, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6 Luật Thương mại 2005).
Như vậy, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh được xin cấp C/O.
* Tiêu chuẩn chất lượng
– Tiêu chuẩn chất lượng bao gồm tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006. Theo đó, cần đề nghị chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp quy.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:
– Hotline hỗ trợ 24/7: 0967.370.488/ 0975.422.489/ 0961.417.488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Tham khảo thêm: Mẫu giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể