logo-dich-vu-luattq

đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Địa điểm kinh doanh là một trong những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chi nhánh và là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Nếu như trước ngày 10/10/2018, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Thì hiện nay địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Điều này đã mở rộng khung pháp lý của nhà nước đối với địa điểm kinh doanh. Thực tế, mục đích của doanh nghiệp khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh là mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính. Do đó, việc cho phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài tỉnh/thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thực hiện hoạt động kinh doanh dựa theo nhu cầu của chính mình.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, soạn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Tên địa điểm kinh doanh: Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
  • Địa chỉ địa điểm kinh doanh: Theo quy định thì Địa chỉ của địa điểm kinh doanh không được đăng ký tại chung cư và nhà tập thể. Khi thành lập, doanh nghiệp không cần xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng hợp pháp.
  • Ngành nghề kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp/ chi nhánh.

Bước 2: Hoàn thiện và nộp hồ sơ

Hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh khác tỉnh bao gồm:

Xem thêm: đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh: thông báp lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh;
  • Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
  • Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệphoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến tại trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh nơi địa điểm hoạt động.

Thời hạn xử lý: Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là gì

Kết quả thủ tục: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

  • Treo biển tại trụ sở của địa điểm kinh doanh;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • In và đặt in hóa đơn (nếu có nhu cầu khai thuế giá trị gia tăng riêng);

Một số lưu ý khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh:

Về nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh mà không phải là tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về nộp lệ phí môn bài: Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01, kê khai theo Mã số thuế của công ty mẹ và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh được đặt.

Về cơ quan quản lý thuế: Các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Một số câu hỏi về thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Tham khảo thêm: Quy định về đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Công ty nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu?

Doanh nghiệp nộp hồ sợ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh, không phải tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh khác tỉnh là cơ quan thuế quản lý của công ty?

Địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Địa điểm kinh doanh khác tỉnh có được sử dụng con dấu riêng không?

Pháp luật chỉ trao quyền sử dụng con dấu cho: Doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, … Vì Địa điểm kinh doanh không nằm trong nhóm được sử dụng con dấu nên Địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng.

Đọc thêm: Giấy đăng ký thuế hộ kinh doanh

Dịch vụ tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh của Công ty luật Việt An

  • Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho khách hàng;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của địa điểm kinh doanh;
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về thuế, các giấy phép có liên quan trong hoạt động của địa điểm kinh doanh.
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !