logo-dich-vu-luattq

Quy định về đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Thủ tục Đăng ký kinh doanh hộ cá thể đang ngày càng phổ biến do đây là mô hình được sử dụng rộng rãi bởi nhiều hộ gia đình, cá nhân. Chính vì vậy, nhằm hỗ trợ mọi người tìm hiểu quy định của pháp luật kinh doanh hộ cá thể, chúng tôi xin cung cấp bài tư vấn dưới đây về những quy định cần thiết khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Đang ky kinh doanh ho ca the
Hộ kinh doanh với mô hình hộ cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo quy định tại Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Hộ kinh doanh được quy đinh như sau:

Xem thêm: Quy định về đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty vận tải

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm sau:

  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng;
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình, nhưng các thành viên kinh doanh đều là người Việt Nam;
  • Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép tổ chức kinh doanh tại một địa điểm;
  • Hộ kinh doanh cá thể không được phép sử dụng từ 10 người lao động trở lên.

Điều kiện kinh doanh hộ cá thể?

Cac van de can thiet khi dang ky ho kinh doanh
Quy định pháp luật về tiêu chuẩn đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 82, Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
  • Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định. Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC thì lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể là 100.000 đồng/lần.

Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể?

Trinh tu thuc hien dang ky ho kinh doanh ca the
Các bước thực hiện việc đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Căn cứ theo khoản 2, Điều 87, Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ thành lập Hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
  • Theo khoản 1 Điều 85, Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:

Theo khoản 1, Điều 87, Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Đọc thêm: đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe

Căn cứ theo khoản 3 và Khoản 4, Điều 87, Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

  • Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
  • Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Nếu sau thời hạn trên mà không nhận được GIẤY CHỨNG NHẬN đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi liên quan đến chủ đề đăng ký kinh doanh. Nếu Quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hoặc điểm chưa rõ, hãy liên hệ đến hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Trân trọng./.

Scores: 5 (11 votes)

Tham khảo thêm: Mở dịch vụ kinh doanh homestay cần những điều kiện gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !