logo-dich-vu-luattq

Công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh ở đâu

Trong doanh nghiệp đôi khi sẽ phát sinh một số vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh buộc doanh nghiệp cần bản sao y giấy phép kinh doanh để có thể thuận lợi thực hiện các giao dịch hoặc giải quyết tranh chấp. Giấy phép kinh doanh thể hiện sự cho phép các doanh nghiệp được hoạt động trong một số lĩnh vực, ngành nghề có điều kiện của cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi thế cho nên việc thực hiện sao y loại giấy phép này thật sự rất cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề sao y công chứng giấy phép kinh doanh ở đâu? Hãy cùng ACC nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết để có cái nhìn rõ ràng hơn trong vấn đề này.

Sao y giấy phép kinh doanh ở đâu.
Sao y giấy phép kinh doanh ở đâu.

1. Hiểu thế nào về giấy phép kinh doanh?

Trong hệ thống ngành nghề kinh doanh được pháp luật quy định, không phải tất cả ngành nghề đều dễ dàng đăng ký. Có những ngành nghề kinh doanh quy định điều kiện bắt buộc mà doanh nghiệp phải đáp ứng nếu muốn kinh doanh ngành nghề đó. Để công nhận sự hợp pháp ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép chứng nhận doanh nghiệp đã đáp ứng đủ điều kiện được quy định. Loại giấy tờ này được hiểu là giấy phép kinh doanh. Chỉ khi đã đăng ký và đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp đó mới được xem là hợp pháp.

Xem thêm: Công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh ở đâu

Cùng với đó, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được cho phép và bảo vệ. Do vậy, giấy phép kinh doanh được coi là chứng thư pháp lý thể hiện đầy đủ tư cách pháp lý và hoạt động kinh doanh đủ điều kiện, được hợp thức hóa giúpn thuận lợi trong mọi công tác giao dịch của doanh nghiệp.

2. Sao y giấy phép kinh doanh được hiểu như thế nào?

Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

Bản sao là bản được chụp lại từ văn bản chính hoặc có thể là bản đánh máy và phải có nội dung chính xác, hình thức thể hiện như nội dung ghi trong sổ gốc.

Bản chính bao gồm những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể được cấp lần đầu, hoặc cấp lại, hoặc cấp khi có sự đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng phải có sự kiểm chứng và có đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Bản gốc là bản hoàn chỉnh về nội dung, hình thức thể hiện của văn bản, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản đó hoặc ký số thông qua văn bản điện tử.

Từ đó có thể khẳng định những văn bản được sao chép giống nhau về nội dung, hình thức thể hiện từ bản gốc giấy phép kinh doanh được xác định là sao y giấy phép kinh doanh.

3. Có thể sao y giấy phép kinh doanh ở đâu?

* Sao y giấy phép kinh doanh

Tại điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc như sau:

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thì cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này. Đồng thời, việc cấp bản sao từ sổ gốc sẽ được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh là cơ quan cấp bản sao y giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số ngành nghề và cơ quan cấp phép, quý khách hàng có thể tham khảo thêm:

STT

Ngành nghề

Cơ quan cấp phép

01

Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế

Sở Du Lịch

02

Kinh doanh khách sạn

Sở văn hóa thể thao và du lịch

03

Dịch vụ in ấn

Sở Thông thông tin và truyền thông – Cục Xuất bản

04

Kinh doanh bất động sản: cho người nước ngoài thuê

Công an PCCC

Kinh doanh bất động sản: cho người nước ngoài thuê

Công an Quận

05

Kinh doanh dịch vụ Bảo vệ

Công an TP (PC 13)

06

Sàn giao dịch bất động sản

Sở Xây Dựng

07

Sản xuất nước uống đóng chai

Sở y tế (hoặc Phòng Y tế Quận)

Sản xuất nước uống đóng chai

Sở y tế (hoặc Phòng Y tế Quận)

08

Sản xuất thực phẩm

Đọc thêm: Download mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

Sở y tế

Sản xuất thực phẩm

Đọc thêm: Download mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

Sở y tế

09

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cà phê.

Đọc thêm: Download mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

Sở y tế

Kinh doanh nhà hàng

Công an Quận

10

Hoạt động Trung Tâm Ngoại Ngữ (Tin Học)

Sở Giáo Dục

11

Kinh doanh thuốc thú y

Chi cục thú y thành phố

12

Sản xuất thuốc thú y

Cục thu y.

13

Trường mầm non

Sở giáo dục

14

Sản xuất mỹ phẩm

Đọc thêm: Download mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

Sở y tế

15

Kinh doanh sản xuất ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường: kinh doanh phế liệu, vải vụn, sản xuất

Phòng Tài nguyên & Môi trường của Quận

16

Kinh doanh phòng khám đa khoa

Sở Y Tế

Kinh doanh phòng khám chuyên khoa: Nha khoa, …

Sở Y Tế

Kinh doanh phòng khám vật lý trị liệu, Phòng trẩn trị y học cổ truyền

Sở Y Tế

17

Nhập khẩu sản phẩm thực phẩm

Bộ y tế

18

Nhập khẩu trang thiết bị y tế

Bộ Y tế

19

Quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm

Đọc thêm: Download mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

Sở y tế

20

Dạy nghề

Sở lao động TB & XH

21

Kinh doanh rượu

Sở Công Thương

Bộ Công Thương

Sản xuất rượu

Bộ Công Thương

22

Tham khảo thêm: Đăng ký doanh nghiệp qua mạng

Sản xuất phim

Cục điện ảnh

23

Bán hàng đa cấp

Sở Công thương

24

Hoạt động trang thông tin điện tử (ICP)

Sở thông tin và truyền thông

25

Kinh doanh hóa chất

Sở Công thương

26

Kinh doanh vận tải bằng ô tô

Sở Giao Thông Vận tải

27

Hoạt động khuyến mãi

Sở Công Thương

28

Mở VPĐD tại nước ngoài

Sở Công Thương

29

Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu Lao động

Bộ Lao động TB & XH

*Sao y công chứng giấy phép kinh doanh

Theo nội dung chứng thực được đề cập trong Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thì việc sao y bản chính được các cơ quan sau có thẩm quyền chứng thực:

Phòng Tư pháp.

UBND xã, phường.

Cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện ngoại giao.

Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Công chứng viên.

4. Thủ tục sao y công chứng giấy phép kinh doanh

Để chứng thực sao y công chứng giấy phép kinh doanh thì cần làm thủ tục theo những bước sau đây:

Bước 1: Doanh nghiệp xuất trình bản gốc của giấy phép kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất trình bản gốc của giấy phép kinh doanh làm cơ sở để chứng thực bản sao. Lưu ý, đối với bản gốc của giấy phép kinh doanh do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được công chứng (hoặc chứng nhận), thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 2: Chờ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra.

Sau khi trình bản gốc giấy phép kinh doanh thì người thẩm quyền, trách nhiệm sẽ tiến hành kiểm tra bản chính và đối chiếu với bản sao. Xác nhận xong, người thẩm quyền sẽ thực hiện công việc chứng thực gồm các công việc:

  • Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu đã được quy định.
  • Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực, đồng thời ghi vào sổ chứng thực.

Thông thường nếu bản sao có từ 02 trang trở lên thì cá nhân có thẩm quyền sẽ ghi lời chứng vào trang cuối và đóng dấu giáp lai.

5.Giá trị pháp lý của bản sao y

Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của bản sao như sau:

“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

  1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

…”

Như vậy, có nhiều bản sao bằng cách chụp lại, photo, scan,.. từ bản chính, tuy nhiên chỉ những bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính là có giá trị sử dụng thay cho bản chính.

Vậy nên, sao y chứng thực giấy đăng kí kinh doanh có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

6.Câu hỏi thường gặp

6.1 Doanh nghiệp có thể tự mình sao y giấy phép kinh doanh hay không?

Theo những gì đã phân tích ở trên, thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh sẽ đồng thời là nơi cấp bản sao y giấy phép kinh doanh. Vì vậy, đối với Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể đóng dấu sao y và đóng dấu đỏ của doanh nghiệp mà phải đến các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền đăng kí giấy phép kinh doanh để thực hiện việc sao y này. Nếu tự sao y, kể cả bản sao y ấy có chứng thực thì sao y giấy phép kinh doanh đó cũng không có hiệu lực pháp lý.

6.2 Hiệu lực của bản sao y giấy phép kinh doanh?

Theo Điều 77 Luật Công chứng 2014 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực quy định bản sao y giấy phép kinh doanh có giá trị pháp lý như bản chính.

Tuy nhiên, trong cả hai văn bản trên đều không quy định về thời hạn có hiệu vậy có thể hiểu rằng thời hạn của bản sao hợp lệ là vô thời hạn.

Thế nhưng trên thực tế nhiều cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận giấy tờ là bản sao được chứng thực thường tự đặt ra quy định là bản sao chỉ có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được chứng thực. Điều này là không đúng với quy định của pháp luật nhưng chỉ được coi là một giải pháp để hạn chế tình trạng dùng giấy tờ giả hoặc một số điều kiện trên giấy tờ sao y đã hết hiệu lực.

Trên đây là những câu trả lời chi tiết nhất của Công ty luật ACC về sao y giấy phép kinh doanh và nội dung sao y giấy phép kinh doanh ở đâu? sao y công chứng giấy phép kinh doanh ở đâu? Nếu Quý khách hàng có vẫn còn vướng mắc về thủ tục sao y giấy phép kinh doanh thì đừng ngần ngại gọi ngay đến số Hotline của ACC để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn giải đáp các thắc mắc về dịch vụ một cách tận tình nhất!

Tìm hiểu thêm: Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

✅ Nơi: ⭕ Sao y giấy phép kinh doanh ✅ Cập nhật: ⭐ 2022 ✅ Zalo: ⭕ 0967 370 488 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !