logo-dich-vu-luattq

Người chứng kiến là gì ? Quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến trong vụ án hình sự ?

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Xem thêm: Chứng kiến là gì

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Quy định chung về người chứng kiến

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra phải mời người chứng kiến tham dự trong các trường hợp: bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, nhận dạng, xem xét dấu vết trên thân thể.

Người chứng kiến có thể là đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, người láng giềng hoặc những người khác tùy vào từng hoạt động điều tra nhất định. Thông thường chỉ cần một người chứng kiến tham dự nhưng cá biệt cũng có trường hợp cần nhiều người chứng kiến tham dự, như trường hợp người bị khám chỗ ở mà những người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn nhưng việc khám xét không thể trì hoãn được thì phải có đại diện chính quyền địa phương và hai người láng giềng chứng kiến.

Khi tham dự hoạt động điều tra, người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà Điều tra viên đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Người chứng kiến kí vào biên bản hoạt động điều tra và phải giữ bí mật tất cả những điều được biết về hoạt động điều tra mà mình tham dự.

2. Người chứng kiến là gì ?

Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Chẳng hạn, việc tham gia của người chứng kiến trong hoạt động tố tụng: thực hiện thực nghiệm điều tra, xem xét dấu vết trên thân thể, khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, niêm phòng khi tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét, Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

Những người sau đây không được làm người chứng kiến: sự tham gia của người chứng kiến vào buổi thực hiện điều tra

Tìm hiểu thêm: Khái niệm an toàn thông tin

– Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;( những người có mối quan hệ như bên nếu tham gia với vai trò với người chứng kiến thì sẽ ảnh hưởng đến việc chính xác kết quả xác minh nội dung, kết quả công việc … do mối quan hệ thân thiết giữa người chứng kiến với người bị buộc tội.

– Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả nạng nhận thức đúng sự việc: nhóm cá nhân này sẽ không thể đảm nhiệm với những trách nhiệm của người chứng kiến trong khi tham gia tố tụng, vì không có đủ khả năng nhận thức được những sự việc đang diễn ra trong quá trình tố tụng.

– Người dưới 18 tuổi: cũng là chủ thể chưa có đảm bảo năng lực để thực hiện các hoạt động trong tố tụng với vai trò trách nhiệm của người chứng kiến, cũng như những giao dịch khác của ngay bản thân người đó.

– Có lí do khác cho thấy người đó không khách quan.

Do mục đích của việc đảm bảo vai trò của người chứng kiến nên một số người thuộc nhóm trên sẽ khong được đóng vai trò là người chứng kiến. Việc quy định nội dung này sẽ giúp cho xác nhận nội dung, kết quả công việc trong quá trình tiến hành tố tụng được chính xác, đúng bản chất, khách quan.

Ví dụ như: Đối với người chứng kiến là đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, đại diện cơ quan, tổ chức trong trường hợp khám xét, bắt người tại nơi cư trú, niêm phong đồ vật… bắt buộc phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn chứng kiến.

3. Ý nghĩa của việc quy định về người chứng kiến

Trong quá trình tố tụng, Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cần có sự tham gia của người chứng kiến để đảm bảo rằng việc thực hiện các công việc trong tố tụng sẽ có sự góp mặt, làm chứng, ghi nhận lại việc thực hiện của cơ quan tiến hành tố tụng. Để đảm bảo rằng việc thực hiện của cơ quan tố tụng là công khai, minh bạch, đảm bảo đúng quy trình, đúng thủ tục theo quy định của pháp luật. Hơn thế nữa, việc giải quyết với sự tham ra, góp mặt của bên chứng kiến còn đảm bảo rằng bên phía người bị buộc tội có những hành vi khác vi phạm quy định, ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng.

Trong nội dung của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về việc người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Người chứng kiến có thể được triệu tập để chứng kiến hoạt động điều tra trong các trường hợp do Bộ luật hình sự quy định. . Ý kiến này của người chứng kiến được ghi vào biên bản.

4. Những quyền của người chứng kiến:

– Người chứng kiến được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ trước khi tham gia vào hoạt động ghi nhận lại quá trình tố tụng của cơ quan điều tra. Người chứng kiến đã nắm được quyền và nghĩa vụ của mình sẽ thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả và đúng quy trình.

– Người chứng kiến được quyền yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, đanh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe doạ. Theo yêu cầu của cơ quan điều tra, người chứng kiến thực hiện trách nhiệm vai trò của một người công dân trong việc góp phần đảm bảo tính công bằng, khách quan trong hoạt động điều tra. Tuy nhiên đối với người bị buộc tội hoặc thân nhân của người bị buộc tội nếu do vấn đề thù hằn cá nhân hoặc không hiểu hết phần quy định hoặc không nắm được vai trò của người chứng kiến làm có dấu hiệu về hành vi hoặc có hành vi gây thiệt hại cho người chứng kiến hoặc thân nhân của người chứng kiến thì những chủ thể này sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ.

Tham khảo thêm: Đất có mặt nước chuyên dùng MNC là gì?

-Người chứng kiến sẽ được quyền xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến: để nhận xét hoạt động tố tụng và xem xét nội dung ghi nhận trong các biên bản có chính xác với quá trình tố tụng mà mình đã chứng kiến hay không, đã thể hiện không chỉ là quyền được ghi nhận về hình thức mà còn chốt lại rằng cả quá trình mình tham gia tố tụng đã có một vai trò rõ ràng của mình

– Người chứng kiến được quyền khiếu nại quyết định, hành vĩ tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến: nếu cơ quan điều tra trong quá trình tố tụng làm sai lệch nội dung của các biên bản, không đảm bảo đúng quy trình thủ tục tố tụng trong thời gian mình tham gia tố tụng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, người chứng kiến …thì người chứng kiến co quyền khiếu nại hành vi của cơ quan, người tiến hành tố tụng.

-Người chứng kiến Được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật: nếu pháp luật có quy định về khoản chi phí tuy nhiên người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân tố tụng không chi trả chi phí sẽ phải chịu trách nhiệm trước người chứng kiến và cơ quan quản lý trực tiếp. Và nếu có vi phạm thì người chứng kiến có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm của chủ thể thực hiện hành vi.

5. Người chứng kiến có nghĩa vụ sau:

– Người chứng kiến có nghĩa vụ có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng: cá nhân đã nhận yêu cầu tham gia chứng kiến một só giai đoạn tố tụng để phục vụ cho hoạt động điều tra sẽ đảm bảo trách nhiệm khi có thông báo của cơ quan là có mặt theo đúng yêu cầu, thông báo đã đưa ra, thể hiện vai trò, ý nghĩa tốt đẹp của người chứng kiến trong tố tụng và không ngần ngại khi nhận được thông báo để có mặt. Hành động của người chứng kiến cũng góp phần thúc đẩy, nâng cao tinh thần hành hành pháp không chỉ của người chứng kiến mà còn của cả những người thân thiết của người này.

– Người chứng kiến có nghĩa vụ chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu: Sau quá trình chứng kiến thì người chứng kiến sẽ phải xác minh và đánh giá kết quả của hoạt động điều tra, để có một kết luận chính xác, đầy đủ, thì việc ghi nhận sự việc lên toàn diện, đầy đủ thì mới có kết quả tốt và đảm bảo.

– Người chứng kiến có nghĩa vụ Kí biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến: nhằm mục đích xác định danh tính của người chứng kiến và nâng cao trách nhiệm cua rngười chứng kiến cần ký và ghi rõ hoj tên trên các biên bản về hoạt động mà mình đã chứng kiên. Việc chứng kiến này sẽ được diễn ra theo thời gian và địa địa điểm được thể hiện trong nội dung văn bản thông báo cho người chứng kiến,, không chỉ giúp cá nhân có thể nắm được thông tin mà còn xác dịnh được chính xác thông tin khi cần.

– Người chứng kiến có nghĩa vụ giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến: những thông tin trong hoạt động điều tra của cơ quan công an sẽ ảnh hưởng đến tiến độ điều tra, kết quả điều tra và tính chính xác của hoạt động điều tra, trách nhiệm bảo mật thông tin trong hoạt động điều tra sẽ là việc tất yếu và không thể bỏ qua. Việc tiết lộ thông tin sẽ có thể làm phát sinh những hành vi che dấu, tẩu tán tài sản, người phạm tội bỏ trốn, … những nghị phạm, đồng phạm nếu nắm được một số thông tin trong công ty sẽ có hành vi gian dối để ảnh hưởng đến những dấu vết, hiện trường vi phạm, vị trí cất trữ tài sản, tài liêu liên quan trực tiếp đến hoạt động điều tra.

Nghĩa vụ của người chứng kiến: Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng,

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến, người bị hại, bị can, bị cáo, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng cảm ơn./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Đọc thêm: Tăng ca trong tiếng anh là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !