logo-dich-vu-luattq

Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự

1. Quy định về chứng minh, chứng cứ trong tố tụng hình sự

Chứng minh, chứng cứ trong tố tụng hình sự là một trong những chế định quan trọng nhất, xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng kể từ khi khởi tố, điều tra đến truy tố, xét xử vụ án hình sự. Có thể nói, toàn bộ hoạt động của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người có liên quan khác trong tất cả các giai đoạn tố tụng đều hướng vào việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm chứng minh những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Mặt khác, tố tụng hình sự Việt Nam mang nhiều yếu tố của tố tụng thẩm vấn nên việc thiết lập hồ sơ vụ án với các chứng cứ được thể hiện dưới dạng văn bản viết đã đặt ra yêu cầu của chứng cứ phải thỏa mãn các dấu hiệu về hình thức và nội dung mới có giá trị chứng minh. Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn tố tụng mà hình thức thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của mỗi chủ thể tố tụng có khác nhau. Do vậy, có thể nói, gần như toàn bộ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là những quy định về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hình sự, mặc dù mỗi giai đoạn tố tụng hình sự có cách thức thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ khác nhau.

Nhận thức được vị trí đặc biệt quan trọng của chứng cứ trong tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đều dành một chương riêng quy định những vấn đề chung nhất về chứng cứ và đặt ra các yêu cầu cho các chủ thể tố tụng và những người khác có liên quan phải tuân thủ khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong từng giai đoạn tố tụng.

Xem thêm: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự

Tuy nhiên, quá trình thực thi những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về chứng cứ đã chỉ ra những hạn chế, vướng mắc, trong đó có những quy định về chứng cứ còn hẹp, không còn phù hợp với việc chứng minh tội phạm tình hình hiện nay. Khắc phục tình trạng này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ hơn những vấn đề cần phải chứng minh, mở rộng các loại nguồn chứng cứ, trao quyền cho các chủ thể tố tụng thuộc bên buộc tội, bên bào chữa và các chủ thể khác có liên quan cung cấp, thu thập, đưa ra chứng cứ theo trình tự luật định. Đây là điểm mới rất cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 so với các Bộ luật tố tụng hình sự trước đó nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc giải quyết vụ án hình sự đối với các loại tội phạm mới cũng như phương thức, thủ đoạn phạm tội có nhiều thay đổi so với những năm trước đây.

2. Khái niệm về chứng cứ

BLTTHS 2015 thay đổi định nghĩa về chứng cứ và theo đó mở rộng thẩm quyền về thu thập chứng cứ. Điều 86 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Theo quy định của BLTTHS 2003thì việc thu thập chứng cứ chỉ có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa ánthu thập và được sử dụng làm chứng cứ. BLTTHS 2015 bổ sung người bị buộc tội, người bào chữa;nhữngngười tham gia tố tụng kháccũng có quyền thu thập hoặc cung cấp chứng cứ;cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án (khoản 2 và khoản 3 Điều 88).

3. Những vấn đề phải chứng minh

Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:

– Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

– Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

>&gt Xem thêm: Các trường hợp được phép bắt giữ người theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện nay

– Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

– Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Tìm hiểu thêm: Trình tự giải quyết một vụ án hình sự

Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015, khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụngphải chứng minh:

– Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

– Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

– Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

– Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

– Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

– Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự liên quan đến hành vi phạm tội, chủ thể của tội phạm thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng hơn trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo đó, bổ sung trách nhiệm phải chứng minh: Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt (khoản 5 và khoản 6 Điều 85). Điều này đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc khách quan, toàn diện, tránh tâm lý chủ quan, một chiều trong quá trình chứng minh về vụ án.

>&gt Xem thêm: Tạm giam là gì? Quy định luật tố tụng hình sự về tạm giam, tạm giữ người?

4. Nguồn chứng cứ

Nguồn chứng cứ theo Bộ luật tố tụng hình sự 2003 bao gồm: Vật chứng; Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Kết luận giám định; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

Tìm hiểu thêm: Thời gian thụ lý vụ án hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nguồn chứng cứ bao gồm: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS 2015 quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Như vậy, so với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 bổ sung thêm nguồn chứng cứ là: Dữ liệu điện tử; Kết luận định giá tài sản; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác trong đấu tranh chống tội phạm. Ngoài ra, còn bổ sung quy định về loại trừ chứng cứ, theo đó: “Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự”.

5. Trình tự, thủ tục các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận và đánh giá chứng cứ

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 bổ sung trình tự, thủ tục các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận và đánh giá chứng cứ do những người tham gia tố tụng cung cấp và việc kiểm sát việc thu thập chứng cứ (khoản 4 và khoản 5 Điều 88).

Theo đó, khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 88 cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Với quy định mới này sẽ tránh việc làm mất, làm hỏng, làm thất lạc những chứng cứ, đồ vật, tài liệu mà các chủ thể này cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

6. Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không quy định về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử.

>&gt Xem thêm: Biện pháp ngăn chặn: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào trong luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể về dữ liệu điện tử với tính cách là một loại nguồn chứng cứ như: khái niệm về dữ liệu điện tử; các nguồn chứa dữ liệu điện tử; yêu cầu về giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử; trình tự, thủ tục thu thập, phục hồi dữ liệu điện tử nhằm bảo đảm tính khách quan, tính nguyên trạng và tính có thể kiểm chứng của loại chứng cứ này.

Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử (Khoản 1 Điều 99 BLTTHS). Về bản chất, dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử, có thể phục hồi, phân tích, tìm được dữ liệu, kể cả trong trường hợp dữ liệu đó đã bị xóa, bị ghi đè, dưới dạng ẩn, đã mã hóa và làm cho có thể đọc được, nhìn thấy được, ghi lại, sử dụng làm chứng cứ.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm & Biên tập)

Tham khảo thêm: Gia hạn điều tra vụ án hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !