1. Kiêm nhiệm là gì?
Kiêm nhiệm hay là chế độ kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Người được phân công kiêm nhiệm chức vụ, kiêm nhiệm công việc sẽ được trả thêm một khoản phụ cấp kiêm nhiệm.
Đối tượng áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm được quy định tại mục I Thông tư 78/2005/TT-BNV năm 2005 như sau: Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng hưởng lương theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 năm 2004 về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn; đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị khác này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Xem thêm: Chế độ kiêm nhiệm là gì
2. Điều kiện và nguyên tắc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
* Điều kiện hưởng:
Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư nêu trên được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
– Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
Tìm hiểu thêm: Nơi đăng ký thường trú là gì
– Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
* Nguyên tắc hưởng:
Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
3. Mức phụ cấp và cách tính chi trả phụ cấp kiêm nhiệm
Theo quy định tại mục II, Thông tư 78/2005/TT-BNV năm 2005 quy định về mức phụ cấp và cách tính chi trả phụ cấp kiêm nhiệm như sau:
* Mức phụ cấp
Tìm hiểu thêm: Kinh doanh cá thể là gì
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
* Cách tính trả phụ cấp
– Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công chức sau:
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác = (Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm) x (mức lương tối thiểu chung) x 10%
– Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm cho người đó kể từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.
– Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Tham khảo thêm: Tội phạm công nghệ cao là gì