logo-dich-vu-luattq

Nhận tiền để &quotchạy án&quot có phải là nhận hối lộ không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

Xem thêm: Chạy án là gì

Thưa luật sư! Tôi có vấn đề mong luật sư tư vấn. Vừa qua con của bạn tôi có đánh bạc trái phép mà số tiền trên sòng bạc là 15 triệu đồng, sau khi công an vào làm việc thì bạn tôi bạn tôi đưa cho tôi 100 triệu để nhờ tôi chạy án giúp vì tôi có quen một số người bên công an. Tuy nhiên do chờ đợi lâu nên bạn tôi có đòi lại tiền nhưng số tiền đó tôi đã dùng vào việc khác và tôi hẹn 10 ngày nữa trả nhwung hai ngày sau đó bạn tôi đã gửi đơn lên công an tố cáo tôi về việc tôi lừa đảo. Vậy luật sư cho tôi hỏi, tôi có bị tội đó không? Và nếu dính thì tôi bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

1. Thực trạng về vấn đề chạy án hiện nay.

– Nhiều người dân thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, tin tưởng vào những vẻ ngoài hào nhoáng, tin vào những mối quan hệ của những đối tượng lừa đảo dẫn đến khi các đối tưởng khoe mẽ về vị trí công tác, mối quan hệ, thậm chí một số đối tượng làm giả giấy tờ, tài liệu, tự trang bị cho mình một vẻ ngoài hào nhoáng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì nhiều người cả tin đã giao tài sản cho các đối tượng lừa đảo;

– Nhiều người dân coi nặng đồng tiền, đề cao giá trị của đồng tiền và cho rằng có thể dùng tiền để đạt được nhiều mục đích mà pháp luật không cho phép dẫn đến nảy sinh các ý định đưa hối lộ, sử dụng tiền bạc để đạt được mục đích của mình trong đó có những mục đích chạy việc, chạy chức, chạy quyền, chạy án…

– Nhiều người dân thiếu hiểu biết pháp luật, không biết về trình tự thủ tục tố tụng nên bị các đối tượng xấu lừa đảo, đưa ra các thông tin gian dối là sử dụng tiền có thể làm thay đổi được kết quả giải quyết vụ án của cơ quan tố tụng. Nhiều người tin rằng có tiền thì mới có được kết quả tốt nên đã sẵn sàng đưa tiền cho các đối tượng môi giới, lừa đảo.

– Trong xã hội vẫn còn nhiều tiêu cực, hiện tượng xin cho, chạy chọt nhiều khi vẫn có những hiệu quả nhất định. Đạo đức cán bộ xuống cấp, nhiều cán bộ vi phạm pháp luật đã bị xử lý cho thấy trên thực tế có những người đã sử dụng tiền để đạt được mục đích, nhiều cán bộ bị tiền bạc vật chất làm tha hóa, hư hỏng. Chính vì thế nhiều người dân nghĩ rằng dùng tiền bạc có thể mua chuộc được cán bộ, làm thay đổi được cán cân công lý bởi vậy họ dễ dàng tin theo những lời dụ dỗ của những đối tượng môi giới, lừa đảo để rồi tiền mất, tật mang.

– Việt Nam trải qua ngàn năm Bắc thuộc, để chống lại sự đồng hóa nên ông cha ta thường dùng “lệ làng” để chống lại phép vua, dùng tình cảm để chống lại pháp luật. Một thời gian kéo dài sống trong thời thực dân, phong kiến, đô hộ nên đã tạo ra những tâm lý thờ ơ với pháp luật, coi thường, khinh nhờn pháp luật dẫn đến sự hiểu biết pháp luật hạn chế, không coi trọng pháp luật và cho rằng tiền bạc có thể làm thay đổi được pháp luật. Bởi vậy, nhiều người khi vướng vào tố tụng, khi có tranh chấp, khiếu kiện, gia đình có người bị khởi tố hình sự thì không nhờ đến Luật sư để tham gia bào chữa, tư vấn hỗ trợ pháp lý mà lại chủ yếu tìm đến những đối tượng môi giới, những đường dây, những mối quan hệ để sử dụng tiền bạc vào những chỗ đó nhằm mục đích đạt được kết quả của mình. Đó là môi trường thuận lợi cho hoạt động lừa đảo trong việc chạy án có cơ hội phát triển.

– Đạo đức của một bộ phận cán bộ xuống cấp, những tiêu cực trong xã hội vẫn còn tồn tại khiến cho nhiều người dân tin tưởng rằng trong mọi việc thì đều có thể xảy ra tình huống “nén bạc đâm toạc tờ giấy”, chỉ cần có tiền là có thể giải quyết được vấn đề, thực hiện được công việc theo yêu cầu của mình. Chính vì vậy khi có sự kiện pháp lí xảy ra, khi vướng vào pháp luật thì họ sẵn sàng chi tiền cho các mối quan hệ, đưa tiền cho người này, người khác để nhờ vả, xin xỏ, để mong được một kết quả như ý. Đó là thời cơ, là nguyên nhân thuận lợi để các đối tượng lừa đảo có cơ hội thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi đã tiền mất tật mang thì nhiều người không dám tố cáo vì sợ tố cáo sẽ bị xử lý về tội đưa hối lộ, bị đe doạ và cũng không có chứng cứ để có thể tố cáo. Chính vì vậy nhiều đối tượng lừa đảo vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, tiếp tục lừa đảo những người khác bởi có rất nhiều người có tâm lý coi trọng đồng tiền và coi thường công lý.

Tìm hiểu thêm: Hệ số lương là gì? Những thông tin cần biết về hệ số lương

– Đời sống tâm lý xã hội về việc xin cho, nhờ vả không chỉ trong các lĩnh vực dân sự đời sống xã hội mà còn cả trong những vấn đề pháp lý. Nhiều người tin rằng vì tình cảm, vì lễ nang, vì tiền bạc mà người có chức vụ quyền hạn có thể thay đổi kết quả giải quyết vụ việc. Chính vì vậy họ thường nghĩ đến việc nhờ vả, chạy chọt trước khi nghĩ đến việc tìm đến Luật sư để được hỗ trợ, tư vấn, cung cấp các dịch vụ pháp lý.

2. Tội đánh bạc trái phép lên đến 15 triệu.

Vấn đề này được quy định theo điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, có quy định về tội đánh bạc, về tội này hành vi đánh bạc thắng thua bằng tiền mà có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua thắng bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy hành vi đánh bạc của con bạn anh có giá trị là hơn 15 triệu đồng (trên 5.000.000 đồng) đã thoả mãn tội đánh bạc nêu trên, nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhẹ sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Kèm theo đó con bạn anh còn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

3. Nhận tiền để chạy án

3.1. Nhận tiền chạy án thuộc vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người thực hiện hành vi chạy án – bị định tội

Tìm hiểu thêm: Công ty đa cấp là gì

Có thể hiểu chạy án là việc dùng mọi thủ đoạn để bóp méo, xoay chuyển vụ án theo hướng có lợi cho người phạm tội. Lúc này, lợi dụng tâm lý lo sợ của người phạm tội hoặc người thân của họ, nhiều đối tượng đã “gợi ý” việc chạy án.

Tùy vào tính chất, mục đích của hành vi mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Vấn đề thứ nhất nếu đủ căn cứ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ quy thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theoi điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Trong tường hượp này, nếu anh lạm dụng tình hình khó khăn, tâm lý hoảng loạn của người khác mà lừa người ta rằng anh có thể chạy án được cho họ , lừa họ rằng anh có quen biết với công an hoặc có tính chất lừa đảo nào đó thì anh thuộc vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mặt khác số tiền chiếm được là 100 triệu thuộc vào khoản 2 điều 174 anh có thể sẽ bị phạt tù từ 2 đến 7 năm tù

3.2. Nhận tiền chạy án thuộc vào tội nhận hối lộ

Nếu người này có chức vụ, quyền hạn thì có thể bị khép vào Tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Trước hết về tội nhận hối lộ luật quy định như sau: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ..”

Trong trường hượp này anh là người không có chức vụ quyền hạn mà chỉ quen biết với công an nên sẽ không thuộc vào tội nhận hối lộ, vì chỉ người có chức có quyền mới nhận, còn nếu người công an anh quen có nhận lại số tiền đó từ anh để chạy án thì người công an đó sẽ chịu tội

Ngoài ra bạn anh cũng thuộc vào tội đưa hối lộ vì đã đưa cho anh 100 triệu để anh chạy án theo quy định điều 364 như sau:

“Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

Còn về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản, nếu anh lạm dụng sự tin tưởng để chiếm đoạt 100 triệu kia thì anh sẽ phải chịu trách nhiệm về tội này với mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm theo quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Tìm hiểu thêm: Quy định của Luật Thanh niêm 2020 về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !