logo-dich-vu-luattq

Hỏi về đăng ký giảm trừ gia cảnh cho cháu ruột khi trực tiếp nuôi dưỡng ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900.6162

Xem thêm: Cháu ruột là gì

Xin chào luật sư, em tên là Trang. Kính nhờ luật sư vui lòng giải đáp giúp em thắc mắc về trường hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh cho cháu ruột với ạ. Nếu trường hợp người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng cháu ruột đang học tiểu học (Con của chị ruột), bố cháu mất do tai nạn lao động, mẹ cháu chỉ làm ruộng không đủ kinh tế để nuôi cháu. Vậy trường hợp này có được đăng ký giảm trừ gia cảnh không ạ? Em cảm ơn luật sư nhé.

Người gửi: Trang Nguyễn

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.

– Thông tư 111/2013/TT-BTC

2. Luật sư tư vấn:

Giảm trừ gia cảnh là gì?

>&gt Xem thêm: Xóa đăng ký người phụ thuộc như thế nào ?

Theo quy định pháp luật hiện hành, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, tại Điều 19 có quy định các đối tượng là người phụ thuộc bao gồm:

3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng được hướng dẫn tại Điểm d.4, Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC bao gồm:

d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm: d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế. d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế. d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột. d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, cháu ruột bạn (con của chị gái) mặc dù cháu còn có mẹ tuy nhiên mẹ cháu không có khả năng để chăm sóc cháu mà bạn đang trực tiếp nuôi dưỡng, cháu sống chung cùng bạn luôn thì bạn sẽ thuộc trường hợp được giảm trừ gia cảnh.

Tuy nhiên, để được giảm trừ gia cảnh trong trường hợp này bạn cần có các giấy tờ hợp pháp để xác nhận trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Những giấy tờ hợp pháp đó là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế và người phụ thuộc như:

– Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có). – Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu). – Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu). – Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng. – Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).

Mức giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc mới nhất?

Theo quy định tại Điều 19 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH ngày 11 tháng 12 năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 2 tháng 6 năm 2020 Về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân quy định mức giảm trừ gia cảnh sẽ áp dụng như sau:

Tham khảo thêm: Xâm hại tình dục là gì

>&gt Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng (Mẫu 09 XN-NPT)

– Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

– Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

– Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

– Người phụ thuộc phải được đăng ký giảm trừ với cơ quan thuế và được cấp mã số thuế.

+ Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.

>&gt Xem thêm: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc cần những gì ? Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

+ Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

– Người phụ thuộc bao gồm:

+ Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, + Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.

+ Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp

+ Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng : Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế. Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế. Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

* Chú ý: Cá nhân được tính là người phụ thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Tìm hiểu thêm: Sổ Hồng Chung Là Gì? Biên Nhận Và Sổ Chờ Theo Tiến Độ Là Gì

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

>&gt Xem thêm: Hỏi về cắt giảm trừ gia cảnh thuế TNCN khi chuyển công ty ?

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

NGUYÊN TẮC ĐỂ GIẢM TRỪ GIA CẢNH

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế thu nhập cá nhân

Theo tiết c.1 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế quy định cụ thể:

  • Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
  • Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.
  • Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế.

Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc gồm:

  • Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
  • Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
  • Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
  • Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.
  • Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Lưu ý: Khi tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp, ngoài mức giảm trừ gia cảnh thì người nộp thuế thu nhập cá nhân còn phải được giảm trừ đối với những khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện.

Mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất

TT

Loại giảm trừ gia cảnh

Mức giảm trừ

1

Đối với người nộp thuế 1 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm

2

Đối với mỗi người phụ thuộc 4.4 triệu đồng/tháng

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

>&gt Xem thêm: Hỏi về đăng ký giảm trừ gia cảnh cho cháu ruột khi trực tiếp nuôi dưỡng ?

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Trợ cấp là gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !