logo-dich-vu-luattq

Chấm dứt hôn nhân là gì? Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân ?

1. Quy định chung về chấm dứt quan hệ hôn nhân

Hôn nhân là một trạng thái pháp lí, được xác lập bởi các hành vi pháp lí của các cá nhân và của cơ quan hữu quan. Quan hệ này tồn tại lâu dài, bền vững, song nó không mang tính chất vĩnh cửu mà chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Khi những người tham gia muốn thay đổi trạng thái đó thì quan hệ này sẽ chấm dứt theo quyết định của toà án. Trong một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật, trạng thái đó cũng sẽ được chấm dứt trước pháp luật. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, khi phát sinh một trong các sự kiện sau sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân:

1) Vợ chồng li hôn;

Xem thêm: Chấm dứt hôn nhân

2) Một bên hoặc cả hai vợ chồng chết;

3) Một bên hoặc cả hai vợ chồng bị toà án tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật dân sự.

Chấm dút hôn nhân có nghĩa là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản giữa vợ chồng. Trường hợp chấm dứt hôn nhân do một trong hai vợ chồng chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết thì người vợ hoặc chồng còn sống có quyền được thừa kế di sản của người chết hoặc bị coi là đã chết.

2. Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

– Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là sự kiện pháp lý mà khi xuất hiện thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.

Sự kiện pháp lý có thể là sự biến pháp lý hoặc hành vi pháp lý.

+ Sự biến pháp lý là những sự kiện có tính chất tự nhiên xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình. Chẳng hạn, vợ hoặc chồng chết sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân…

>&gt Xem thêm: Quan hệ pháp luật là gì ? Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự ?

+ Hành vi pháp lý là sự kiện nảy sinh do ý chí của con người (chủ thể của quan hệ pháp luật). Hành vi pháp lý là hình thức biểu hiện ý chí của các chủ thể nhằm tác động tới quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình của các chủ thể. Hành vi pháp lý có thể là hành động hoặc không hành động.

– Thông thường, để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phải có sự xuất hiện từ hai sự kiện pháp lý trở lên.

– Đe làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình cần phải có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình còn có nhóm căn cứ làm phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Đặc điểm của nhóm sự kiện làm phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là không làm phát sinh một quan hệ pháp luật mới mà chỉ làm phục hồi một quan hệ pháp luật đã bị chấm dứt trước đó.

3. Điều kiện kết hôn? Trường hợp bị xem là kết hôn trái pháp luật; quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

Trả lời:

– Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

+Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

>&gt Xem thêm: Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì ? Quy định về chủ thể của quan hệ pháp luật

+Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này(điểm a, Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;điểm b, Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;điểmc, Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;điểm d Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;).

– Theo khoản 6 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

Đọc thêm: Mục đích của hôn nhân là gì

-Theo Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:

1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

>&gt Xem thêm: Quan hệ pháp luật hành chính là gì ? Một số vấn đề lý luận chung về quan hệ pháp luật hành chính.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

4. Pháp luật quy định việc xử lý kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý của nó như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1,2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau:

1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 06/01/2016 quy định:

– Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình để quyết định.

– Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau:

>&gt Xem thêm: Quan hệ pháp luật hành chính là gì ? Phân loại quan hệ pháp luật hành chính ?

+ Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.

+ Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình.

+ Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình.

– Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì thực hiện như sau:

Đọc thêm: đăng ký kết hôn có cần sổ hộ khẩu không

+ Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;

+ Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

– Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết.

Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

>&gt Xem thêm: Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật là gì? Điều kiện có năng lực chủ thể

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

5. Việc kết hôn, ly hôn và phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Trả lời:

Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định kết hôn có yếu tố nước ngoài:

1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định ly hôn và phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài :

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

>&gt Xem thêm: Quan hệ pháp luật là gì ? Đặc điểm, phân loại quan hệ pháp luật

3.Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Ngoài ra, khi giải quyết chia tài sản vợ chồng ly hôn có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng các quy định của Luật này và các luật khác có liên quan của Việt Nam để giải quyết.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến hôn nhân gia đình, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Giấy ly hôn xin ở đâu

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !