1. Cảnh sát kinh tế là gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một câu hỏi muốn nhờ anh chị tư vấn là đối với cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ môi trường thì có được kiểm tra về chất lượng công trình, kiểm tra các công trình xây dựng cơ bản đang thi công không? Nếu kiểm tra thì căn cứ vào đâu? Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cảnh sát kinh tế và chức vụ, môi trường trong lĩnh vực kinh tế? Cảnh sát kinh tế và chức vụ, môi trường có được kiểm tra và thanh tra khi có nghi vấn tổ chức, cá nhân vi phạm về kinh tế không? Em chân thành cảm ơn anh chị!
Xem thêm: Cảnh sát kinh tế là gì
Luật sư tư vấn:
Cảnh sát kinh tế là một lực lượng cảnh sát thuộc Cảnh sát nhân dân Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự kinh tế và chức vụ có quyền tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh xem có hành vi phạm tội về kinh tế hay không.
Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 và hướng dẫn tại mục 1.1.a phần I Thông tư 12/2004/TT-BCA, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có nhiệm vụ, quyền hạn điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm quy định tại các Chương XVI (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế), XVII (các tội phạm về môi trường) và XXI (các tội phạm về chức vụ) của Bộ luật hình sự. Vì vậy, khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thuộc một trong các chương này thì Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh xem có hành vi phạm tội hay không để khởi tố vụ án hình sự.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Cũng theo khoản 4 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết liên quan đến hành vi vi phạm như có vi phạm hay không, mức độ thiệt lại, lỗi,…Do đó, khi cá nhân, tổ chức có hành vi có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực kinh tế thì cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự và quản lý kinh tế và chức vụ có quyền kiểm tra và xử phạt.
Như vậy, nếu cá nhân, tổ chức có hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật (hành chính hoặc hình sự) trong lĩnh vực kinh tế thì Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền kiểm tra, xác minh để làm rõ hành vi có vi phạm pháp luật hay không?
2. Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra của cảnh sát kinh tế
Tóm tắt câu hỏi:
Xem thêm: Thẩm quyền của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế
Xin luật sư cho tôi được biết. Tôi có đầu tư một công ty may theo đúng pháp luật của doanh nghiệp được hưởng mọi ưu đãi đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh, tổng đầu tư hơn 20 tỷ VNĐ, sau khi đầu tư tôi gặp rủi ro và thua lỗ trong kinh doanh hiện nay tôi phải bán cả dự án đầu tư cho đơn vị khác đúng luật và đúng với quy định hướng dẫn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong khi tôi đang làm thủ tục chuyển nhượng theo hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền thì có các đồng chí cảnh sát kinh tế tỉnh yêu cầu kiểm tra tổng đầu tư của doanh nghiệp và kiểm tra tất cả các giấy tờ khác mà họ yêu cầu từ hóa đơn sao kê tài khoản ngân hàng, kê khai thuế và chúng tôi đã đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu. Tôi muốn hỏi:
1. Khi kiểm tra doanh nghiệp họ có có phải xuất trình quyết định kiểm tra doanh nghiệp không?
2. Người ký quyết định kiểm tra doanh nghiệp là trưởng hay phó phòng cảnh sát kinh tế?
3. Thời gian được kiểm tra và làm việc là bao nhiêu ngày? Hay cứ kiểm tra bao giờ song thì thôi? Rất mong luật sư cho tôi được biết xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 31 Luật thanh tra 2010 quy định:
“1. Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra.”
Điều 37 Luật thanh tra 2010 quy định hình thức thanh tra:
Xem thêm: Màu sắc của tàu, xuồng cảnh sát biển Việt Nam
“1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.”
Như vậy, khi thanh tra, có thể được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
Điều 51 Luật thanh tra 2010 quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành và phân công Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập như sau:
Tìm hiểu thêm: Góp vốn là gì? Điều kiện thực hiện thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất
“1. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Xem thêm: Quy định về tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra
Trong trường hợp phân công Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra độc lập thì Thanh tra viên phải xuất trình thẻ thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải xuất trình thẻ công chức.”
Điều 14 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch như sau:
“1. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
2. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.”
Điều 15 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất như sau:
“1. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở.
2. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất để báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở thì quyết định thanh tra đột xuất được gửi để báo cáo Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở.
3. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra.”
Về thời gian thanh tra: Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập như sau:
“Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá 05 ngày làm việc.”
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra, trong trường hợp cần thiết, có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
3. Nhiệm vụ quyền hạn của ngành kiểm lâm, cảnh sát kinh tế
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn giúp cho tôi vấn đề sau: 1.đoàn kiểm tra liên nghành kiểm lâm, cảnh sát kinh tế có quyền kiểm tra hồ sơ gỗ đã thành phẩm đến công trình không? nếu có thì trình tự kiểm tra như thế nào?
2.số lượng và chủng loại gỗ đến công trường đầy đủ giấy tờ (số lượng và nguồn gốc) được chủ đầu tư kiểm tra vậy chúng tôi có cần phải làm việc với đoàn kiểm tra hay chủ đầu tư làm việc.
3.nếu các giấy tờ hồ sơ liên quan đến số gỗ đưa đến hiện không có tại công trường.vậy thời gian hẹn để kiểm tra tối đa là bao nhiêu ngày. xin cảm ơn luật sư ạ. ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 81 Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định :
“Trong khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;
b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.“
Và Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản quy định :
“1. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận lâm sản
Đọc thêm: Khái niệm về tiền lương? Ý nghĩa và mục tiêu của tiền lương?
a) Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện xác nhận lâm sản trong các trường hợp sau:
– Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung trong nước của tổ chức xuất ra;
– Lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu chưa qua chế biến ở trong nước của tổ chức, cá nhân xuất ra;
– Động vật rừng gây nuôi trong nước và bộ phận, dẫn xuất của chúng của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;
– Lâm sản sau xử lý tịch thu chưa chế biến của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;
– Lâm sản sau chế biến của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;
– Lâm sản vận chuyển nội bộ giữa các địa điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm khu rừng phòng hộ xác nhận lâm sản xuất ra có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ đó và lâm sản sau xử lý tịch thu theo thẩm quyền xử lý của mình.
c) Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) xác nhận lâm sản trong các trường hợp sau:
– Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra;
– Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra.”
Theo đó có thể hiểu các cơ quan Kiểm lâm cũng như cơ quan liên ngành kiểm lâm, cảnh sát kinh tế có quyền kiểm tra hồ sơ, nguồn gốc lâm sản.
Thủ tục kiểm tra được căn cứ theo Khoản 2 Điều 7Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNTQuy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản :
“2. Trình tự, hồ sơ đề nghị xác nhận lâm sản
a) Chủ lâm sản nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ (bản chính) đề nghị xác nhận lâm sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 của Điều này.
b) Hồ sơ đề nghị xác nhận lâm sản gồm: bảng kê lâm sản, hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có) và các tài liệu về nguồn gốc của lâm sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trường hợp lâm sản mua của nhiều cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân khai thác từ vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán thì người mua lâm sản lập bảng kê lâm sản, có chữ ký xác nhận của đại diện cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân đó.”
Quy định này cũng chỉ rõ chủ lâm sản là người phải nộp hồ sơ và làm việc trực tiếp với đoàn kiểm tra.
Căn cứ Điểm a, b Khoản 3 Điều 7Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNTQuy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản :
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
“3. Thời gian xác nhận
a) Thời gian xác nhận lâm sản và trả kết quả tại cơ quan xác nhận không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp kiểm tra hồ sơ và lâm sản đảm bảo đúng quy định thì tiến hành xác nhận ngay.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và hướng dẫn chủ lâm sản hoàn thiện hồ sơ.
b) Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc lâm sản trước khi xác nhận thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và tiến hành xác minh những vấn đề chưa rõ về hồ sơ lâm sản, nguồn gốc lâm sản, số lượng, khối lượng, loại lâm sản; kết thúc xác minh phải lập biên bản xác minh. Sau khi xác minh, nếu không có vi phạm thì tiến hành ngay việc xác nhận lâm sản theo quy định tại Thông tư này. Thời gian xác nhận lâm sản trong trường hợp phải xác minh tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp xác minh phát hiện có vi phạm thì phải lập hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành “
Theo đó, nếu bạn chưa có đủ hồ sơ cung cấp cho đoàn kiểm tra thì đại diện đoàn kiểm tra sẽ thông báo và cho bạn một thời gian hợp lý để hoàn thiện hồ sơ.
Tìm hiểu thêm: Định cư là gì? (Cập nhật 2022)