logo-dich-vu-luattq

Cách viết đơn xin rút đơn trình báo

Nguồn tin về tội phạm là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của mình. Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện. Trong đó tố giác tội phạm là nguồn tin tội phạm quan trọng. Vậy trong trường hợp sau khi đã tố giác tội phạm mà muốn rút lại thì phải làm sao? Bài viết này sẽ hướng dẫn về mẫu đơn xin rút trình báo tố giác tội phạm.

1. Đơn xin rút trình báo tố giác tội phạm là gì?

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Cách viết đơn xin rút đơn trình báo

Đơn xin rút trình báo tố giác tội phạm là văn bản do người trước đó đã tố giác tội phạm lập mà họ cho rằng hành vi phạm tội mà họ đã tố giác trước đó không còn nguy hiểm nữa có nguyện vọng dừng việc tố giác và rút toàn bộ những yêu cầu liên quan đã đề cập.

2. Đơn xin rút trình báo tố giác tội phạm để làm gì?

Đơn xin rút trình báo tố giác tội phạm dùng để rút lại tố giác về hành vi phạm tội mà trước đó người tố giác đã đến cơ quan điều tra trình báo.

3. Mẫu đơn xin rút trình báo tố giác tội phạm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-o0o—-

………., ngày….. tháng….. năm……….

ĐƠN XIN RÚT TRÌNH BÁO TỐ GIÁC TỘI PHẠM

(Về hành vi ….. của ….)

– Căn cứ vào Đơn trình báo tố giác tội phạm ngày … tháng… năm…;

– Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

Kính gửi: Thượng tá ……… – Thủ trưởng cơ quan điều tra – Công an quận/huyện….. – Tỉnh/thành phố……….

Tên tôi là: ……….. Sinh ngày: …..

CMND số: ………. do: ….. cấp ngày: ……..

HKTT: ……

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xác nhận độc thân

Chỗ ở hiện nay: ………

Ngày … tháng … năm 2018, tôi đã có đơn trình báo tố giác tội phạm về hành vi ……. của đối tượng ……. Tuy nhiên, đối tượng đã cố gắng khắc phục hậu quả sau đó và bồi thường cho gia đình tôi theo biên bản lập ngày ……… Vì vậy, sau khi xem xét, nhìn nhận lại hành vi của đối tượng …….. tôi cảm thấy có nhiều yếu tố để khẳng định đối tượng ……….. chưa đủ tính chất và mức độ nguy hiểm để phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, tôi đề nghị:

– Hủy bỏ đơn trình báo, tố giác tội phạm đối với đối tượng…

– Đình chỉ điều tra vụ án hình sự về tội ….. đối với đối tượng…

Kính mong Thủ trưởng cơ quan điều tra xem xét giải quyết, tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin rút trình báo tố giác tội phạm

– Người rút trình báo tố giác về tội phạm tiến hành điền đầy đủ thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay để có thể liên lạc trong trường hợp có thông tin phát sinh liên quan đến tội phạm đã tố giác.

– Người rút trình báo tố giác về tội phạm nêu rõ lý do vì sao lại rút trình báo tố giác về tội phạm, trong đó nêu rõ hành vi của đối tượng bị tố giác, đối tượng bị tố giác, căn cứ rút trình báo tố giác,…

– Người rút trình báo tố giác về tội phạm ghi rõ loại tội phạm, đối tượng bị tố giác để đề nghị cơ quan điều tra hủy bỏ đơn trình báo, tố giác tội phạm, ra quyết định đình chỉ vụ án.

5. Thủ tục rút trình báo tố giác về tội phạm

Để rút trình báo tố giác về tội phạm thì cần làm thủ tục sau:

– Người được quyền đề nghị rút làm đơn xin rút trình báo tố giác về tội phạm và gửi đến cơ quan chức năng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân) nơi tiến hành tố tụng vụ án.

– Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân đối với người rút, giấy tờ chứng minh là người đại diện theo pháp luật của bị hại.

– Kèm theo đơn xin rút trình báo tố giác về tội phạm, người làm đơn còn cần chuẩn bị những tài liệu cần thiết (như biên bản thỏa thuận giữa hai bên, biên bản bồi thường thiệt hại,…) để nộp cùng, làm căn cứ thể hiện sự tự nguyện, không bị cưỡng ép của người rút trình báo tố giác về tội phạm.

6. Trường hợp được rút trình báo tố giác về tội phạm

Nói chung, sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, trên cơ sở cân nhắc đến sự hài hòa giữa các lợi ích, đặc biệt là lợi ích của bị hại thì Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định về khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Theo đó, đối với một số tội phạm thì bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết có quyền yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án. Trong trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết có yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền mới được khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp họ không yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được khởi tố vụ án hình sự.

Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin đăng ký tạm trú, tạm vắng tại địa phương mới nhất năm 2022

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về những trường hợp vụ án được khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại về tội phạm:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015)

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (theo Khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự năm 2015)

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (theo Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015)

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 2015)

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (theo Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 2015)

– Tội hiếp dâm (theo Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015)

– Tội cưỡng dâm (theo Khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự năm 2015)

– Tội làm nhục người khác (theo Khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015)

– Tội vu khống (theo Khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015)

– Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (theo Khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự năm 2015)

Theo đó, chỉ được khởi tố vụ án hình sự về những tội phạm nêu trên khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Mặc dù Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không quy định cụ thể nhưng cũng có thể quy kết là tội phạm được quy định tại Khoản 7 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng cần được coi là tội phạm được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Vì cùng về một tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng Khoản 7 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định có khung hình phạt nhẹ hơn so với quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Do vậy, khi đã thà nhận tội phạm quy định tại Khoản 1 Điêu 134 chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì cũng cần thừa nhận tội phạm quy định tại Khoản 7 Điều 134 cũng chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết đã yêu cầu khởi tố mà rút yêu cầu trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can đã bị khởi tổ theo Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Tham khảo thêm: Đơn xin và mẫu giấy (thư) xác nhận thu nhập cá nhân mới nhất năm 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !