logo-dich-vu-luattq

Cách viết đơn kiến nghị về đất đai

Hướng dẫn cách viết đơn kiến nghị về đất đai đúng quy định để được UBND chấp nhận.

Đơn kiến nghị về đất đai là một tài liệu quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết nội dung công việc. Nội dung lá đơn kiến nghị về đất đai phải đảm bảo đầy đủ về mặt nội dung, mặt pháp luật dân sự. Bài viết dưới đây của Nhà Đất Mới sẽ hướng dẫn bạn cụ thể cách viết đơn kiến nghị về đất đai, mời bạn tham khảo.

Xem thêm: Cách viết đơn kiến nghị về đất đai

I. Mẫu đơn kiến nghị về đất đai mới nhất

Hiện nay khi có những tranh chấp về đất đai, Nhà nước thường khuyến khích các bên tham gia tranh chấp nên tự hòa giải. Trong trường hợp các bên không thể tự hòa giải, thương lượng thì sẽ làm đơn kiến nghị về đất đai nhờ UBND cấp xã, huyện… thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan tới kiến nghị.

Mẫu đơn kiến nghị về đất đai sẽ bao gồm các nội dung cơ bản:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn
  • Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  • Tên, nơi cư trú làm việc của người làm đơn kiến nghị
  • Những yêu cầu của cơ quan trong việc giải quyết kiến nghị.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn kiến nghị. Ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu, các giấy tờ về nhà đất khác.

Để thuận tiện cho việc soạn thảo và chỉnh sửa, bạn có thể tải mẫu đơn kiến nghị về đất đai tại đây:

II. Cách viết đơn kiến nghị về đất đai

Bước 1: Nội dung đầu tiên của đơn kiến nghị đất đai là phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền để giải quyết các kiến nghị về đất đai là UBND xã/huyện.

Bước 2: Nội dung tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm kiến nghị. Ghi rõ họ tên, nơi cư trú của những người mà người yêu cầu làm đơn kiến nghị cho rằng có liên quan đến các vấn đề về đất đai.

Đọc thêm: Mẫu viết di chúc thừa kế đất đai

Bước 3: Trình bày nội dung kiến nghị giải quyết đất đai. Nội dung gồm lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết được tình trạng tranh chấp.

Trong đơn kiến nghị cần phải tóm tắt vụ dẫn đến tranh chấp đất đai. Nội dung sự việc cần phải trình bày theo trình tự về thời gian, nội dung tranh chấp giữa hai bên liên quan tới các vấn đề đất đai.

Bước 4: Cuối đơn sẽ là chữ ký xác nhận, ghi rõ đầy đủ họ tên của người làm đơn cũng sự xác nhận của chính quyền địa phương.

Trường hợp là các cá nhân làm đơn thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ

Nếu là các cơ quan tổ chức làm đơn kiến nghị thì người đại diện hợp pháp của cơ quan tổ chức đó sẽ được yêu cầu để ký tên và đóng dấu xác nhận. Nếu trường hợp làm đơn kiến nghị là doanh nghiệp thì sẽ sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Bước 5: Trình bày chứng cứ có liên quan, danh mục tài liệu có liên quan tới việc kiến nghị về đất đai như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, sổ đỏ…. Những giấy tờ này sẽ thuận lợi cho quá trình điều tra và đảm bảo lợi ích của các bên.

III. Những lưu ý khi viết đơn kiến nghị về đất đai

1. Chủ thể có quyền yêu cầu kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Tham khảo thêm: Mua đất trồng cây lâu năm

Nội dung của tranh chấp đất đai thông thường là xảy ra giữa các hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất. Chủ thể có quyền giải quyết tranh chấp đất là người sử dụng đất bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp về đất.

Các yêu cầu kiến nghị về đất đai thông thường sẽ gồm các nội dung: Yêu cầu về quyền sử dụng đất hợp pháp, yêu cầu về hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu giải quyết lấn chiếm đất…

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Khi có những tranh chấp về đất đai, cơ quan Nhà nước thường khuyến khích các bạn tự hòa giải. Trong trường hợp không thể tự hòa giải thì sẽ làm đơn đề nghị, kiến nghị giải quyết đất đai tại UBND cấp xã, thời gian thực hiện không quá 45 ngày. Kể từ khi nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Trên đây là nội dung hướng dẫn cách viết đơn kiến nghị về đất đai. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình soạn thảo kiến nghị các vấn đề về đất đai.

Ngoài ra, tại chuyên mục LUẬT NHÀ ĐẤT của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những biểu mẫu và các bài viết tư vấn luật nhà đất đầy đủ, chính xác. Hãy tham khảo ngay nhé!

Nguồn: Nhadatmoi.net

Đọc thêm: Khi mua đất cần những giấy tờ gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !