logo-dich-vu-luattq

Một trong những lo ngại liên quan đến công việc của kế toán là tính lương, các loại bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân. Trong bài viết sau đây, dựa trên nền tảng Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC, GACC sẽ tóm tắt một số nội dung liên quan đến Các khoản thu nhập phải đóng, miễn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), không tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay như sau:

Các khoản phải đóng BHXH Các khoản miễn đóng BHXH Các khoản không tính thuế TNCN Mức lương (1) Tiền thưởng KPI/năng suất/… Tiền làm thêm giờ Phụ cấp chức vụ, chức danh Tiền thưởng sáng kiến Phụ cấp độc hại Phụ cấp trách nhiệm Tiền hỗ trợ giữ trẻ Phụ cấp thu hút Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm Tiền hỗ trợ ăn giữa ca (3) Phụ cấp khu vực Phụ cấp thâm niên Tiền hỗ trợ điện thoại Tiền hỗ trợ ăn giữa ca (3) Phụ cấp khu vực Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ Công tác phí/phụ cấp điện thoại ­­(4) Phụ cấp lưu động Tiền hỗ trợ đi lại Phụ cấp trang phục ­­(5) Phụ cấp thu hút Tiền hỗ trợ xăng xe Tiền hỗ trợ nhà ở (6) Các khoản phụ cấp tương tự Tiền trợ cấp cho NLĐ khi bị tai nạn lao động, nghề nghiệp Trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề NLĐ Các khoản bổ sung khác (2) Tiền hỗ trợ sinh nhật NLĐ Tiền hỗ trợ NLĐ/thân nhân NLĐ cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo Tiền hỗ trợ NLĐ có người thân kết hôn Tiền thưởng cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận Tiền hỗ trợ NLĐ có thân nhân bị chết Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động mà hai bên thỏa thuận.

Xem thêm: Các khoản không đóng bhxh

Lưu ý: Tất cả các khoản chi trên phải được thể hiện rõ mức hưởng, điều kiện hưởng trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các quy chế tài chính, quy chế thưởng của doanh nghiệp, trong đó lưu ý như sau:

Tham khảo thêm: Chế độ bảo hiểm xã hội thai sản

(1) Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH từ ngày 01/01/2018 bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác. Mức lương: tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

(2) Các khoản bổ sung khác: là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

(3) Tiền hỗ trợ ăn giữa ca: Mức khống chế hiện nay 730.000 đồng/người/tháng, phần chi vượt mức này (nếu có) sẽ bị tính đóng BHXH và thu nhập chịu thuế TNCN.

(4) Nếu doanh nghiệp có khoán công tác phí/phụ cấp điện thoại cho nhân viên và trong quy chế của công ty có quy định điều kiện được hưởng và mức hưởng thì khoản phụ cấp trong mức được hưởng này sẽ được miễn thuế TNCN.

Tham khảo thêm: Chốt sổ bảo hiểm xã hội

(5) Tiền hỗ trợ trang phục: Nếu cá nhân được nhận bằng tiền thì được miễn tối đa là 5 triệu đồng/người/năm. Nếu nhận bằng hiện vật thì được miễn thuế TNCN toàn bộ.

(6) Tiền hỗ trợ nhà ở tính trên 15% tổng thu nhập chịu thuế TNCN (chưa có tiền hỗ trợ thuê nhà) so sánh với tiền hỗ trợ thuê nhà: Lấy số thấp hơn cộng (+) vào thu nhập chịu thuế.

Ví dụ: Tại GACC, tổng thu nhập chịu thuế của bạn Nguyễn Văn A là 10.000.000 đồng (chưa bao gồm tiền hỗ trợ thuê nhà), 15% của thu nhập trên là 1.500.000 đồng.

Có 2 trường hợp xảy ra:

Tìm hiểu thêm: Sổ bảo hiểm xã hội là gì

  • Trường hợp 1: Nếu công ty hỗ trợ trả thay tiền thuê nhà là 1.000.000 đồng => 1.000.0000 đồng cộng vào thu nhập chịu thuế (do 1 triệu < 1,5 triệu).
  • Trường hợp 2: Nếu công ty hỗ trợ trả thay tiền thuê nhà là 4.000.0000 đồng => chỉ tính 1.500.000 đồng cộng vào thu nhập chịu thuế (do 1,5 triệu < 4 triệu).
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !