logo-dich-vu-luattq

Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

Khi bên nhận thi công công trình đã hoàn thành xong công trình, trước khi bàn giao công trình cho bên chủ đầu tư thì công trình cần đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện đi vào hoạt động, các bên sẽ tiến hành nghiệm thu công trình. Quá trình nghiệm thu này được ghi chép lại bằng biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Vậy mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng có hình thức và nội dung như thế nào?

1. Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng là gì?

Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng, nội dung bản nghiệm thu công trình này nêu rõ hạng mục công trình, địa điểm xây dựng, thành phần tham gia, đánh giá công trình nghiệm thu…

Xem thêm: Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

Khi công trình được hoàn thành và đến giai đoạn nghiệm thu để đưa vào sử dụng, để xác định công trình có đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện để đưa vào sử dụng hay không, có đảm bảo chính xác các điều kiện của hạng mục công trình hay không thì bên giám sát thi công xây dựng sẽ thực hiện việc nghiệm thu công trình xây dựng. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng nhằm mục đích ghi lại nội dung nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình có đủ điều kiện để đi vào hoạt động hay không.

2. Nội dung của biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng:

Theo Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Điều 9 thông tư này quy định về Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng

“1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:

a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;

b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

d) Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;

đ) Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;

Xem thêm: Nghiệm thu là gì? Điều kiện, thủ tục để tiến hành nghiệm thu?

e) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);

g) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;

h) Phụ lục kèm theo (nếu có).

2. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:

a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;

b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng;

c) Người đại diện theo pháp luật của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật của từng thành viên trong liên danh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;

Xem thêm: Quy định của pháp luật về tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

3. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng:

Điều 13. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP

“1. Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng:

a) Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày khởi công công trình, chủ đầu tư phải báo cáo thông tin công trình bằng văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục V Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình không quá 03 lần đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trong trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Căn cứ vào loại và cấp của từng công trình, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra khi công trình kết thúc các giai đoạn thi công quan trọng.

Ví dụ: đối với công trình xây dựng dân dụng, các giai đoạn thi công quan trọng gồm móng và phần ngầm – kết cấu phần thân – cơ điện (thiết bị) và hoàn thiện; đối với công trình cầu, các giai đoạn gồm móng, mố trụ – dầm cầu – hoàn thiện; đối với công trình đường, các giai đoạn gồm nền đường (các lớp nền) – móng đường – áo đường; …

c) Kết thúc đợt kiểm tra, cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi chủ đầu tư.

2. Kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng:

Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu tiếng Anh, biên bản nghiệm thu song ngữ

a) Chủ đầu tư gửi văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục V Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi chủ đầu tư;

c) Sau khi nhận được thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát và tổ chức khắc phục các tồn tại (nếu có), tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; gửi biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và báo cáo về việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng;

d) Căn cứ vào biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và báo cáo về việc khắc phục các tồn tại (nếu có) của chủ đầu tư nêu tại Điểm c Khoản này, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo Mẫu số 03 Phụ lục V Thông tư này.

3. Trường hợp chủ đầu tư đề xuất tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng khi còn một số công việc hoàn thiện cần được thực hiện sau thì chủ đầu tư được tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng theo quy định tại Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các công việc còn lại theo thiết kế được duyệt; quá trình thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được chấp thuận kết quả nghiệm thu.

4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng không thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu.

5. Việc kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu công việc – hợp đồng – công trình mới nhất 2022

4. Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng:

Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG

SỐ: ….

Tham khảo thêm: Hồ sơ dự thầu gồm những loại giấy tờ gì? Có mấy bản?

Công trình: ……

Hạng mục: ……

Xem thêm: Công văn số 194/BXD-KHCN về việc áp dụng tiêu chuẩn MBMA để nghiệm thu công trình do Bộ Xây dựng ban hành

1. Đối tượng nghiệm thu: ………(Ghi rõ tên công được nghiệm thu)……

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)….

– Ông: … Chức vụ: ….

Đại diện Nhà thầu thi công: …..(Ghi tên nhà thầu)…..

– Ông: … Chức vụ: …

3. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu: …..giờ ….. ngày….tháng….năm….

Xem thêm: Công văn 2048/HĐNTNN-GĐ về việc nghiệm thu công trình Cung thi đấu điền kinh trong nhà (Indoor Game) hoàn thành vào sử dụng do Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng ban hành

Kết thúc: ……giờ ….. ngày…..tháng….năm…..

Tại công trình: …..

4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt: Bản vẽ số: (Ghi rõ tên, số các bản vẽ thiết kế)

Tiêu chuẩn, qui phạm xây dựng được áp dụng:

(Ghi rõ các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng)

Xem thêm: Công văn 2212/BXD-QLN hướng dẫn nghiệm thu công trình xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg do Bộ Xây dựng ban hành

Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được đưa vào sử dụng: (Xem thêm ở phần ghichú)

Nhật ký thi công, giám sát và các văn bản khác có liên

Về chất lượng công việc xây dựng:

(Ghi rõ chất lượng công tác xây dựng có đạt hạy không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng hay không)

Các ý kiến khác nếu có:

5. Kết luận:

(Cần ghi rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để cho triển khai các công việc tiếp theo. Hoặc ghi rõ những sai sót (nếu có) cần phải sửa chữa, hoàn thiện trước khi triển khai các công việc tiếp theo).

CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG

Xem thêm: Công văn 24/BXD-GĐ năm 2014 hướng dẫn thực hiện việc thu, quản lý và sử dụng chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng do Bộ Xây dựng ban hành

(Ký, ghi rõ họ tên)

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 2:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

….. , ngày ……. tháng …… năm ……

Xem thêm: Công văn 191/SXD-XD năm 2014 hướng dẫn Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, báo cáo về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng do Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum ban hành

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH ĐỂ BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

Tên công trình:

Địa điểm xây dựng:……

Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

Đại diện Chủ đầu tư (chủ cơ sở sản xuất):

– Ông …… – chức vụ: …

Tìm hiểu thêm: Các mẫu đơn đề nghị trong công việc mới nhất

– Ông … – chức vụ: ……

Đại diện đơn vị tư vấn giám sát (nếu có):

– Ông …… – chức vụ: …

– Ông …… – chức vụ: …

Đại diện đơn vị cung ứng, chuyển giao, lắp đặt công nghệ:

– Ông ………. – chức vụ: ……

– Ông ……… – chức vụ: ……

Đại diện đơn vị thi công xây dựng (nếu có):

– Ông ……. – chức vụ: ……

– Ông ……. – chức vụ: …

Bắt đầu:…….giờ, ngày ……tháng …… năm ……

Kết thúc:……giờ, ngày ……tháng … năm ……

Tại:…

Đánh giá công trình xây dựng đã thực hiện:

a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

– Các tài liệu gồm có:

Hồ sơ công nghệ, thiết kế thi công lắp đặt thiết bị;

Bản vẽ hoàn công công trình;

Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;

Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;

Nhật ký thi công;

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng;

Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng;

Biên bản nghiệm thu chạy thử liên động không tải;

b) Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật): [ Nêu rõ chất lượng của từng hạng mục (lò gạch) theo tiêu chuẩn xây dựng, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn khi vận hành sản xuất…]

…….

c) Các ý kiến khác: [Nêu các vấn đề cần lưu ý hoặc các tồn tại cần khắc phục khi vận hành sản xuất, thời gian bảo hành, bảo trì…]

…….

Kết luận: [ Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có]

……

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ CUNG ỨNG, CHUYỂN GIAO, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

5. Hướng dẫn biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng:

Liệt kê tất cả các kết quả thí nghiệm vật liệu đưa vào sử dụng cho hạng mục được nghiệm thu, số phiếu thí nghiệm và do phòng thí nghiệm nào thực hiện; hoặc giấy chứng nhận xuất xưởng vv…

Gia công lắp đặt cốt thép gồm các kết quả thí nghiệm: Kéo thép, mối hàn, mối nối vv…

Bê tông hoặc BTCT gồm các kết quả thí nghiệm: Xi măng, cát, đá, nước, cấp phối, vv…

Xây lát gồm các kết quả thí nghiệm: Rọ đá, thảm đá, đá hộc, vải lọc, v.v.

Thi công đắp đất, cát công trình gồm: Thí nghiệm tại hiện trường (để xác định chiều dày lớp đắp, xác định số lượt đầm theo điều kiện thực tế, xác định độ ẩm tốt nhất của vật liệu đắp).

Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy vay tiền (cho vay tiền) mới nhất 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !