Thuật ngữ “bảo trợ xã hội” vô cùng quen thuộc đối với người dân. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu bảo trợ xã hội là gì. Hãy cùng ACC tìm hiểu bảo trợ xã hội là gì và những vấn đề liên quan nhé!
1. Bảo trợ xã hội là gì?
Khi nhắc tới bảo trợ, mọi người thường nghĩ ngay từ cụm từ “bảo trợ xã hội”.
Xem thêm: Bảo trợ xã hội là gì
Trước hết, để hiểu bảo trợ xã hội là gì, cần phải hiểu khái niệm bảo trợ là gì?
Bảo trợ là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp đỡ những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoàn cảnh khó khăn.
Khái niệm bảo trợ xã hội là gì cũng đã được giải thích trong rất nhiều văn bản pháp luật, có thể kể tới như:
Qũy nhi đồng Liên Hợp Quốc giải thích khái niệm bảo trợ là những chương trình, chính sách cần thiết với mục đích giảm hậu quả của cuộc sống nghèo đói, khó khăn của người dân về cả mặt vật chất và phương diện tinh thần.
Niệm bảo trợ xã hội tại Việt Nam được hiểu một cách đơn giản là việc nhà nước, xã hội giúp đỡ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói thông qua việc thực hiện rất nhiều biện pháp giúp đỡ.
Sau khi tìm hiểu khái niệm Bảo trợ xã hội là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin khác liên quan đến vấn đề này nhé!
2. Đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội
Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định cụ thể, chi tiết và rõ ràng những nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
– Trẻ em dưới 16 tuổi mà không có người nuôi dưỡng, gồm trẻ em bị bỏ rơi hoặc mồ côi cha mẹ, mồ côi cha/mẹ ba người còn lại đã bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc đang được hưởng chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc tại những cơ sở trợ giúp xã hội, đang chấp hành hình phạt tù…
Tham khảo thêm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì
– Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo;
– Những người thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo nhưng chưa lập gia đình hoặc đã lập gia đình nhưng đã mất tích hoặc chết theo quy định pháp luật, hiện đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi theo học hệ đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc nuôi con dưới 16 tuổi;
– Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người nuôi dưỡng hoặc có người nuôi dưỡng những người đó cũng đang được hưởng trợ cấp;
– Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trở lên đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc trường hợp nêu trên, hiện đang sinh sóng tại các khu vực miền núi đặc biệt khó khăn hoặc vùng đồng bào thiểu số;
– Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hay trợ cấp bảo hiểm xã hội;
– Người cao tuổi thuộc hộ nghèo, không có điều kiện sống, người phụng dưỡng, nhưng đủ điều kiện vào cơ sở trợ giúp xã hội;
– Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng theo quy định pháp luật;
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sống tại khu vực miền núi đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào thiểu số.
– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo mà không có thu nhập ổn định.
3. Quyền lợi của những đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội
Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội sẽ được hưởng một số quyền lợi khác như:
Tìm hiểu thêm: Khi nào nhận được giấy triệu tập từ phía cơ quan công an
– Những đối tượng này sẽ được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
– Được hỗ trợ về giáo dục, đào tạo hoặc dạy nghề;
– Được hỗ trợ những chi phí thực hiện mai táng;
Khoản 1 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đã quy định chi tiết những đối tượng được Nhà nước hỗ trợ chi phí mai táng như sau:
“ a) Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.”
Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về bảo trợ xã hội là gì và những vấn đề liên quan tới bảo trợ xã hội để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
· Hotline: 19003330
· Zalo: 0967 370 488
· Gmail: info@accgroup.vn
Tìm hiểu thêm: Công ty tnhh 1 thành viên là gì