logo-dich-vu-luattq

Bảo hiểm tự nguyện có mấy chế độ

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức bảo hiểm được nhiều người lao động lựa chọn hiện nay. Không với bảo hiểm xã hội bắt buộc bảo hiểm xã hội tự nguyện có mấy chế độ và là những chế độ nào? kBHXH sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết ngay sau đây.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Như chúng ta đã biết bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

Xem thêm: Bảo hiểm tự nguyện có mấy chế độ

BHXH gồm hai loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Cụ thể:

  • BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia;
  • BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH theo quy định khuyến khích người dân tham gia nhiều hơn nhằm hướng tới mục tiêu an sinh xã hội.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có mấy chế độ?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội tự nguyện có hai chế độ bao gồm chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Như vậy so với BHXH bắt buộc thì BHXH tự nguyện không có ba chế độ gồm: chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Chế độ hưu trí khi tham gia BHXH tự nguyện

Về đối tượng: Căn cứ theo Điều 72, Luật Bảo hiểm xã hội đối tượng áp dụng chế độ hưu trí của Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia BHXH tự nguyện là người lao động tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Tìm hiểu thêm: Số điện thoại tư vấn bảo hiểm xã hội

Về mức hưởng: mức hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

  • Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
  • Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%, tuy nhiên mức tối đa bằng 75%.

Chế độ tử tuất khi tham gia BHXH

Người lao động tham gia BHXH xã hội tự nguyện được hưởng chế độ tử tuất bao gồm:

Trợ cấp mai táng

Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:

  • Người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên;
  • Người đang hưởng lương hưu.

Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.

Trợ cấp tuất

Người lao động đang đóng BHXH, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Tham khảo thêm: Cách rút bảo hiểm thất nghiệp

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH:

  • Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014;
  • Bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH;

Trường hợp người lao động có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, cụ thể:

  • Nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng;
  • Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

Lời kết

Trên đây là thông tin về các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện người tham gia cần nắm được để đảm bảo lợi ích cho mình. Tham gia BHXH tự nguyện để nhận lương hưu là cách giúp cuộc sống về già có chỗ dựa vững chắc hơn, ít phụ thuộc vào con cháu. Đồng thời hỗ trợ người thân trong trường hợp mình gặp rủi ro xấu nhất, giúp người thân bớt đi được nỗi lo về chi phí hậu sự hoặc nỗi lo chăm sóc người phụ thuộc.

>>> Đóng BHXH 15 năm hưởng lương hưu đối với trường hợp nào?

TIN LIÊN QUAN

Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

  • Hưởng chế độ tai nạn lao động khi đi công tác nước ngoài như thế nào?
  • Năm 2022 bảo hiểm xã hội tự nguyện có mấy chế độ
  • Đóng BHXH 15 năm hưởng lương hưu đối với trường hợp nào?
  • Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản dẫn đến điều gì?
  • Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn quyền lợi có bị ảnh hưởng
  • Mức đóng BHXH cho người nước ngoài và thủ tục hồ sơ chi tiết
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !