logo-dich-vu-luattq

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì

Hiện nay có đến hàng chục loại bảo hiểm được chia theo đối tượng hoặc hình thức tham gia như Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội,… Có rất nhiều loại bảo hiểm trên thị trường, được phân loại theo đối tượng hoặc hình thức tham gia. Dễ thấy nhất, bảo hiểm được thành hai loại chính là Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện và Bảo hiểm thương mại. Cụ thể trong Bảo hiểm thương mại có Bảo hiểm về tài sản, về con người và về trách nhiệm dân sự.

Căn cứ pháp lý:

Xem thêm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì

– Bộ luật dân sự năm 2015;

– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.

1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự​ là loại bảo hiểm bao gồm trách nhiệm dân sự liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về thương tích hoặc bệnh tật cho bên thứ ba hoặc thiệt hại về tài sản của bên thứ ba, do người được bảo hiểm gây ra.

Theo đó, công ty bảo hiểm​ sẽ thực hiện thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo cách thức được quy định trong hợp đồng bảo hiểm đối với các Khoản chi phí (bao gồm cả chi phí hợp đồng, phí và lệ phí hợp pháp của nguyên đơn) liên quan đến trách nhiệm dân sự do những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba và tài sản của họ.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tiếng Anh là “Civil liability insurance” hay “Third-party insurance”.

2. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:

Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung là trách nhiệm dân sự – những hậu quả pháp lý mà luật dân sự quy định đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ dân sự nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự đó và vì thế phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền (tổ chức, cá nhân khác).

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền). Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong các hậu quả pháp lý theo quy định về trách nhiệm dân sự có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo điều 307, mục 3, chương XVII, Bộ Luật dân sự CHXHCN Việt nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần:

Xem thêm: Trách nhiệm dân sự là gì? Trách nhiệm dân sự theo Bộ luật dân sự?

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.

– Trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một Khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

Như vậy, đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự nếu nói cụ thể hơn chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về trách nhiệm dân sự của luật pháp. Bảo hiểm trách nhiệm nhìn chung không bảo hiểm cho các loại trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính.

3. Căn cứ, hình thức và mục đích bồi thường:

Căn cứ bồi thường

– Dựa vào số tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người thứ ba theo qui định của pháp luật.

– Số tiền này có thể được qui định trong một văn bản pháp luật nhất định, do tòa án phán quyết hay theo thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và người thứ ba.

Mục đích bồi thường

Tổng số tiền mà người được bảo hiểm hoặc người thứ ba nhận được nhỏ hơn hoặc bằng thiệt hại thực tế của họ và sự kiện bảo hiểm.

Xem thêm: Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng

Hình thức bồi thường

Người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm, người được bảo hiểm lại bồi thường cho người thứ ba.

Người bảo hiểm yêu cầu người được bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người thứ ba.

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm

Tìm hiểu thêm: Lỗi vi phạm không có bảo hiểm xe ô tô

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm

Tại Điều 55 Luật Kinh doanh bảo hiểm có quy định về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm như sau:

Điều 55. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm

Xem thêm: Phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự

1. Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những Khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.

2. Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

4. Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo đảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tòa án thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.”

Như vậy, có thể nói, trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, có hai phương thức bảo hiểm là bảo hiểm có giới hạn và bảo hiểm không giới hạn. Về hợp đồng bảo hiểm có giới hạn có quy định về mức trách nhiệm. Cụ thể, trường hợp bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm, hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận xác định rõ số tiền bồi thường tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải chi trả trong một sự cố bảo hiểm hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm. Giới hạn trách nhiệm đó được gọi là mức trách nhiệm, tổng mức trách nhiệm hoặc hạn mức bồi thường. Ví dụ: Trong giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của một hãng cung cấp gas có ghi giới hạn trách nhiệm:

+ Đối với thiệt hại về tài sản: 100.000 USD / vụ

+ Đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người: 10.000 USD/người/vụ; tối đa: 40.000 USD/ vụ

+ Mức miễn thường không khấu trừ đối với bồi thường về tài sản: 500 USD/ vụ

Xem thêm: So sánh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng với trách nhiệm dân sư ngoài hợp đồng

Theo đó, ưu điểm là giúp doanh nghiệp bảo hiểm xác định được số tiền tối đa trong phạm vi bồi thường và chi phí bảo hiểm thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là người được bảo hiểm không được bảo hiểm hoàn toàn đối với rủi ro của mình.

Về hợp đồng bảo hiểm không giới hạn là loại hợp đồng không quy định về mức trách nhiệm và trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm phát sinh bao nhiêu, doanh nghiệp bảo hiểm trả bấy nhiêu. Cụ thể, trường hợp bảo hiểm không giới hạn trách nhiệm, hợp đồng bảo hiểm không đặt ra giới hạn

về số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường toàn bộ số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba. Ví dụ: hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với trách nhiệm bồi thường về thương vong của hành khách có thể được bảo hiểm không giới hạn, doanh nghiệp bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền mà hãng hàng không phải bồi thường cho hành khách bị thương vong trong các sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm. Ưu điểm là người được bảo hiểm được bảo hiểm hoàn toàn đối với rủi ro của mình. Thế nhưng nhược điểm lại xảy ra khi doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị phá sản thì các sự kiện bảo hiểm xảy ra nhiều, liên tiếp, phí bảo hiểm cao…

Quyền đại diện cho người được bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với người thứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Phương thức bồi thường

Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.

4. Mối quan hệ giữa người bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thứ ba:

– Trường hợp 1: Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

Xem thêm: Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trường hợp này có một hợp đồng duy nhất được thiết lập. Đó là hợp đồng bảo hiểm giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, tại thời điểm kí kết hợp đồng chưa biết người thứ ba.

– Trường hợp 2: Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong hợp đồng.

Đọc thêm: Gộp sổ bảo hiểm xã hội mất bao lâu

Có hai bảo hiểm trách nhiệm dân sự được thiết lập là:

+ Hợp đồng bảo hiểm giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

+ Hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm và người thứ ba.

Tại thời điểm kí kết hợp đồng, đã biết người thứ ba (thậm chí có thể tính được tương đối mức độ thiệt hại lớn nhất).

Một điều lưu ý là người thứ ba là người không thuộc một trong hai bên của hợp đồng bảo hiểm nhưng có liên quan tới sự kiện bảo hiểm. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, người thứ ba là phía nạn nhân trong vụ tai nạn do lỗi của người được bảo hiểm.

5. Những loại sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự:

Trên thị trường bảo hiểm Việt nam hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm đang cung cấp những loại sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự như sau:

Xem thêm: So sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách;

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển;

– Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba của doanh nghiệp xây dựng;

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển;

– Bảo hiểm trách nhiệm trong bảo hiểm đóng tàu;

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thuyền khác (tàu ven biển, tàu sông, tàu cá..);

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa;

Xem thêm: Các trường hợp miễn trách nhiệm theo Bộ luật dân sự 2015

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển tổng hợp;

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không;

– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong các lĩnh vực như là tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kiểm toán, tư vấn đầu tư, thiết kế xây dựng, cung cấp dịch vụ y tế, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm…;

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động;

– Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm;

– Bảo hiểm trách nhiệm công cộng;

– Bảo hiểm trách nhiệm giám đốc, nhân viên;

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ vật nuôi.

Xem thêm: Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Tham khảo thêm: Bảng mức đóng bhxh tự nguyện

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !