logo-dich-vu-luattq

Bài tập đơn phương chấm dứt hợp đồng

Anh không đồng tình với cách giải quyết trên nhưng vẫn đi làm.Rồi làm đc 6 tháng thì vợ anh ốm nên anh xin nghỉ 10 ngày để chăm sóc vợ nhưng doanh nghiệp ko cho do ko tìm được người thay thế.Nhưng anh vẫn nghỉ .10 ngày sau anh tiếp tục đi làm nhưng công ty ra điều kiện muốn làm tiếp thì không được xin tăng lương.Anh không đồng ý và bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng.Hỏi xử thế nào?

Người gửi: Vũ Bảo Châu

Xem thêm: Bài tập đơn phương chấm dứt hợp đồng

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của Công ty Luật Minh Khuê.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp cảu chúng tôi. Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau:

1. Tình huống 1:

Đối với việc tăng lương cho NLĐ trong doanh nghiệp, Bộ luật lao động có quy định các doanh nghiệp phải có thỏa thuận với người lao động về chế độ nâng lương. Căn cứ vào Điều 19, Điều 67 , Điều 103 Bộ luật lao động năm 2019 thì NSDLĐ phải quy định về chế độ nâng lương cho người lao động trong các văn bản :

– Hợp đồng lao động

-Thỏa ước lao động tập thể

– Quy chế nâng lương

– Văn bản khác của Doanh nghiệp.

Tuy nhiên vẫn chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nên thực tế doanh nghiệp vẫn áp dụng việc tăng lương cho NLD phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và kết quả lao động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân mà doanh nghiệp xem xét. Do đó, với trường hợp của anh A, khi đề nghị tăng lương anh cần phải xem xét, căn cứ vào thỏa thuận về việc nâng lương trong HĐLĐ hay trong thỏa ước lao động tập thể.Vấn đề thứ hai, anh A nghỉ 10 ngày với lý do chăm sóc vợ ốm mà không được sự đồng ý của NSDLĐ do không có nhân viên thay thế. Hiện quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định về chế độ nghỉ cho NLĐ chăm sóc người thân. Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động 2019, việc NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng thuộc trường hợp áp dụng hình thức sa thải. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Tham khảo thêm: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Như vậy để đưa ra được lý do chính đáng cho việc tự ý nghỉ của mình, anh A cần phải xuất trình giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh chữa bện có thẩm quyền.

2. Tình huống 2:

Bà Lê Thị Hương muốn mở một cửa hàng kinh doanh ăn uống và thuê một người vừa làm nhân viên vừa quản lý tiền hàng. Tuy nhiên, sợ người làm việc không trung thực nên bà Hương yêu cầu người làm việc phải đưa bản chính giấy tờ tùy thân cho bà giữ rồi mới ký kết hợp đồng lao động. Xin hỏi trường hợp này có phù hợp với quy định của pháp luật về lao động không?

Theo quy định của Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quy định hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

– Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

– Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, việc bà Hương yêu cầu giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động rồi mới ký kết hợp đồng lao động là không đảm bảo phù hợp với quy định.

3. Về tình huống đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

Chị Nguyễn Thị Thanh được tuyển dụng vào làm việc tại công ty X theo hợp đồng lao động thời hạn 36 tháng. Tuy nhiên, chị Thanh được bố trí công việc không phù hợp theo hợp đồng đã ký kết đã được 3 tháng. Chị Thanh đã kiến nghị với Giám đốc công ty bố trí công việc theo đúng hợp đồng nhưng không được giải quyết cũng không được giải thích lý do. Do đó, chị Thanh đã nghỉ việc mà không báo trước cho công ty X. Chị Thanh hỏi việc tự ý nghỉ việc có bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2019.

Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Công ty X đã điều chuyển chị Thanh làm công việc khác quá 60 ngày làm việc (03 tháng) mà không có được sự đồng ý bằng văn bản của chị Thanh. Do đó, chị Thanh có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước cho công ty X. Như vậy, việc nghỉ việc của chị không bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

4. Về tình huống tạm hoãn hợp đồng lao động:

Anh Nguyễn Văn Hoàng đang làm việc tại công ty ABC thì nhận được lệnh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Anh Hoàng muốn hỏi trường hợp của anh có được tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật không?

Tìm hiểu thêm: Biên bản hủy hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

– Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
  • Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
  • Lao động nữ mang thai theo quy định.
  • Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.
  • Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

– Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác

Như vậy, trường hợp của anh Hoàng được hoãn hợp đồng lao động theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, anh Hoàng không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

5. Tình huống về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động:

Anh Đinh Văn Ngọc ký hợp đồng lao động thời hạn 03 tháng với Công ty Y. Sau khi làm việc được 01 tháng, anh Ngọc đã nộp đơn xin nghỉ việc, 03 ngày làm việc sau khi nộp đơn, anh Ngọc nghỉ việc. Anh Ngọc yêu cầu công ty trả lương cho những ngày làm việc và trả lại những giấy tờ cá nhân anh Thanh đã nộp cho công ty khi ký hợp đồng. Tuy nhiên, công ty Y đã từ chối với lý do anh Ngọc tự ý nghỉ việc không được sự đồng ý của công ty. Anh Ngọc hỏi: Công ty Y từ chối yêu cầu của anh Ngọc với lý do như vậy có đúng quy định của pháp luật không?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng. Cũng theo Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
  • Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

– Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

  • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, trường hợp anh Ngọc đã nộp đơn xin nghỉ việc cho công ty trước 03 ngày làm việc mới chính thức nghỉ việc. Do vậy, việc chấm dứt hợp đồng lao động của anh Thanh là đúng pháp luật. Công ty Y không trả lương và không trả lại hồ sơ cho anh Ngọc là trái với quy định của pháp luật. Anh có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết đến Phòng lao động thương binh và xã hội để yêu cầu cử hòa giải viên hòa giải, nếu không hài lòng với quyết định hòa giải thì anh có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết buộc Công ty phải trả lại hồ sơ cho anh.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật Minh Khuê

Tìm hiểu thêm: Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !