logo-dich-vu-luattq

Hướng dẫn thủ tục đổi tên trong Giấy khai sinh

Trả lời:

Hiến pháp quy định mọi cá nhân, tổ chức phải tôn trọng những quyền cơ bản của con người. Một trong số đó là quyền được thay đổi tên của mình. Tại Điều 28 Bộ Luật dân sự 2015, những trường hợp cá nhân được phép yêu cầu cơ quan chức năng đổi tên, gồm:

Xem thêm: Thủ tục đổi tên

– Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

– Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

Tham khảo thêm: đơn đăng ký biến động đất đai

Như vây, với trường hợp của bạn, xét thấy rằng việc mang một cái tên “xấu” làm bạn cảm thấy mất tự tin vào bản thân. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như công việc của bạn thì có thể xét bạn thuộc ngay tại trường hợp 1 nêu trên.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tên của mình bằng việc thực hiện thủ tục thay đổi hộ tịch.

2. Thủ tục thay đổi tên

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP thì bộ hồ sơ để thay đổi tên gồm có:

– Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch;

– Giấy khai sinh (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ hoặc bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh);

– Các giấy tờ khác (nếu cần).

Tìm hiểu thêm: đăng ký giấy khai sinh cho con

Bước 2: Nộp hồ sơ

Căn cứ theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014 thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết việc thay đổi tên được chia làm 2 cấp. Cụ thể, đối với những người dưới 14 tuổi thì làm thủ tục tại UBND phường/xã nơi người đó đăng ký hộ tịch. Còn đối với trường hợp người trên 14 tuổi thì thẩm quyền này thuộc UBND cấp quận, huyện nơi người đăng ký hộ tịch.

Bước 3: Nhận kết quả

Thời gian để nhận kết quả là trong khoảng thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ nêu trên. Nếu hồ sơ hợp lệ thì công chức hành chính tư pháp sẽ tự động điều chỉnh tên của bạn trong sổ hộ tịch. Đồng thời, những giấy tờ khác có tên khai sinh cũ của bạn như CMND, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn cũng được điều chỉnh phù hợp với tên mới.

– Nếu thay đổi tên cho trẻ em từ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó bằng văn bản. Văn bản này sẽ được nộp kèm trong bộ hồ sơ.

– Chọn lựa tên mới phải tuân thủ quy định về cách đặt tên theo Bộ Luật dân sự 2015. Theo đó “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.”

– Việc thay đổi tên sẽ làm ảnh hưởng đến những thông tin liên quan như tên trên thẻ tin dụng ngân hàng, tên trong các hồ sơ về nhân thân tại nhà trường, công ty. Do đó, sau khi được chấp nhận đổi tên mới, các bạn nên làm thủ tục cải chính thông tin để tránh những phiền phức có thể xảy ra khi tên của bạn không được nhất quán.

Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin bổ ích về thủ tục thay đổi tên cho quý độc giả.

Đọc thêm: Thủ tục đổi họ cho con

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !