Luật Dân sự là một chế định pháp luật có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật. Luật Dân sự sẽ điều chỉnh những điều quen thuộc nhất, gần gũi nhất, vẫn thường tồn tại xung quanh cuộc sống của chúng ta. Bài viết dưới đây FBLAW sẽ cùng bàn về luật dân sự. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.0888.37 để được tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung chính
- 1 I. Luật Dân sự là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của Luật Dân sự:
- 1.1 1. Luật Dân sự là gì?
- 1.2 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Luật Dân sự:
- 1.3 Từ năm 1945 đến những năm 1980:
- 1.4 Từ những năm 1980 đến nay:
- 1.4.1 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986;
- 1.4.2 Luật đất đai năm 1987;
- 1.4.3 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987;
- 1.4.4 Luật quốc tịch năm 1988;
- 1.4.5 Các Nghị định số 27, 28, 29 ngày 9/3/1998 và số 170 ngày 14/11/1988 về kinh tế ngoài quốc doanh;
- 1.4.6 Các Nghị định số 85 ngày 13/5/1988, số 200 và 201 ngày 28/12/1988 về sở hữu công nghiệp;
- 1.4.7 Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ năm 1988;
- 1.4.8 Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp năm 1989;
- 1.4.9 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989;
- 1.4.10 Pháp lệnh thừa kế năm 1990;
- 1.4.11 Pháp lệnh nhà ở và Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991;
- 1.4.12 Luật đất đai năm 1993;
- 1.4.13 Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994,…
- 2 II. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015:
- 2.1 2. Về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự:
- 2.2 3. Về quyền nhân thân của cá nhân:
- 2.3 4. Về tài sản và quyền sở hữu:
- 2.4 5. Về bảo đảm sự ổn định các giao lưu dân sự:
- 2.5 6. Về trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự:
- 2.6 Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
I. Luật Dân sự là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của Luật Dân sự:
1. Luật Dân sự là gì?
Luật Dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.
Xem thêm: Pháp luật dân sự là gì
Luật Dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có các chế định khác nhau như: chế định tài sản và quyền sở hữu, chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; chế định thực hiện công việc không có ủy quyền; chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định thừa kế; chế định chuyển quyền sử dụng đất; chế định quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Mỗi chế định của luật dân sự đều có những nguyên tắc riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản có những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó.
Có thể khẳng định rằng: Phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự là vô cùng rộng, tác động đều hầu hết hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong cuộc sống. Ngoài ra, Luật Dân sự cũng là nền tảng cở pháp lý, quy định pháp lý chung để xây dựng các quy phạm, luật chuyên ngành.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Luật Dân sự:
Quá trình phát triển của pháp luật Dân sự Việt Nam có thể được chia thành ba giai đoạn gồm: Giai đoạn của luật cổ, giai đoạn của Luật cận đại và giai đoạn của Luật hiện đại. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ quá trình phát triển của Luật Dân sự ở giai đoạn của Luật hiện đại.
Từ năm 1945 đến những năm 1980:
Trong những năm đầu kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người làm luật chấp nhận duy trì hiệu lực của hệ thống luật cũ trừ các quy định “trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa” (Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945, Điều 12). Với chủ trương đó, gần như toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa vẫn được giữ nguyên.
Đến năm 1950, trước yêu cầu cấp bách của việc xóa bỏ tàn tích của chế độ phong kiến trong lĩnh vực dân sự, người làm luật, trong hoàn cảnh rất khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống Pháp đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để bắt tay vào việc xây dựng hệ thống pháp luật dân sự xã hội chủ nghĩa. Một trong những thành tựu đáng chú ý nhất của thời kỳ này là việc ban hành Sắc lệnh số 97 ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh ghi nhận một số nguyên tắc lớn liên quan đến nhân thân và tài sản: Quyền nhận cha, mẹ, quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng của người phụ nữ so với nam giới, nguyên tắc bảo vệ kẻ yếu trong quan hệ hợp đồng, quyền thừa kế,….
Từ những năm 1980 đến nay:
Với chính sách kinh tế thị trường bắt đầu từ những năm 1987, việc tích lũy của cải trong khu vực tư nhân được khuyến khích và như là một hệ thống tất yếu, lưu thông dân sự phát triển nhanh.
Nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ tài sản càng lúc càng trở nên rất phong phú và đa dạng trong dân cư, Nhà nước đã xây dựng trong thời gian ngắn hàng loạt quy phạm pháp luật dân sự, được ghi nhận trong nhiều văn bản lập pháp và lập quy:
-
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986;
-
Luật đất đai năm 1987;
-
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987;
-
Luật quốc tịch năm 1988;
-
Các Nghị định số 27, 28, 29 ngày 9/3/1998 và số 170 ngày 14/11/1988 về kinh tế ngoài quốc doanh;
-
Các Nghị định số 85 ngày 13/5/1988, số 200 và 201 ngày 28/12/1988 về sở hữu công nghiệp;
-
Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ năm 1988;
-
Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp năm 1989;
-
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989;
-
Pháp lệnh thừa kế năm 1990;
-
Pháp lệnh nhà ở và Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991;
-
Luật đất đai năm 1993;
-
Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994,…
Tham khảo thêm: Luật tổ chức tín dụng mới nhất
Cùng với những kinh nghiệm từ việc áp dụng các văn bản trên và các dự báo về khả năng phát triển của các quan hệ dân sự trong xã hội Việt Nam đã đặt cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện dự án Bộ luật dân sự Việt Nam, được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/1996. Có thể nói rằng: Bộ luật dân sự 1995 là thành tựu lớn nhất của năm mươi năm xây dựng hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại.
Sau mười năm áp dụng Bộ luật dân sự 1995, đến ngày 14/6/2005 Quốc hội đã thông qua Bộ luật dân sự 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) trên cơ sở kế thừa những nguyên tắc và nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự 1995. Tuy còn nhiều bất cập nhưng BLDS 2005 đã thể hiện rõ hơn nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể trong quan hệ dân sự, giảm bớt sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào các quan hệ dân sự.
Quốc hội đã thông qua và ban hành BLDS 2015 thay thế BLDS 2005. Bộ luật dân sự mới với xu hướng thay thế những quy định không còn phù hợp với thực tế, mag đến một hệ thống pháp luật mới ổn định hơn, áp dụng dễ dàng hơn, bền vững hơn.
>>> Xem thêm: Hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
II. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015:
Bộ luật dân sự 2015 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24/11/2015 gồm 27 chương, 689 điều. Bộ luật có một số quy định mới như sau:
1.BLDS năm 2015 được xây dựng dựa trên nguyên tắc: Tất cả quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được Hiến pháp và pháp luật công nhận đều được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Để thống nhất về nhận thức và áp dụng pháp luật, Bộ luật quy định, Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Trong trường hợp này, quy định về áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bằng được áp dụng để xem xét, giải quyết.
2. Về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự:
BLDS năm 2015 quy định cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình nhưng không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và không được vượt quá giới hạn thực hiện quyền dân sự được quy định tại Bộ luật này. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự để gây thiệt hại cho người khác; vi phạm các nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của mình theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan, hạn chế cạnh tranh hoặc để thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
Tòa án, cơ quan có thẩm qyền khác có trách nhiệm bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. Với quy định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” là phương thức bảo đảm quyền khởi kiện, làm cho cá chủ thể có quyền khởi kiện có đủ những điều kiện cần thiết, chắc chắn để thực hiện được trên thực tế quyền khởi kiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án.
3. Về quyền nhân thân của cá nhân:
Tìm hiểu thêm: điều 138 bộ luật hình sự 1999
Quyền nhân thân của cá nhân được cụ thể hóa đầy đủ nhằm xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ dân sự được quy định trong Hiến pháp và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Vấn đề xác định lại giới tính đã được ghi nhận tại điều 37 BLDS năm 2015.
4. Về tài sản và quyền sở hữu:
Đẻ đảm bảo tính bao quát, minh bạch, công khai, huy động và phát huy được hết các nguồn lực vật chất trong xã hội, BLDS năm 2015 đã bổ sung quy định về tài sản bao gồm: bất động sản và động sản; tài sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác.
Việc xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác có hiệu lực kể từ thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản, trừ trường hợp luật hoặc hợp đồng có quy định khác;
Trường hợp tài sản đã được chuyển giao trước thời điểm hợp đồng được giao kết thì quyền sở hữu và vật quyền khác được xác lập kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, trừ trường hợp luật hoặc hợp đồng có quy định khác; Trường hợp luật quy định việc chuyển giao vật phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì thời điểm xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, trừ trường hợp luật khác có quy định khác; Trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản khi chưa được chuyển giao thuộc về bên có tài sản.
5. Về bảo đảm sự ổn định các giao lưu dân sự:
BLDS năm 2015 quy định, khi các bên giao dịch đã đáp ứng những điều kiện nhất định do luật dự liệu thì giao dịch dù có vi phạm về hình thức vẫn được Tòa án công nhận hiệu lực pháp lý, làm cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, quyền lợi của người thứ ngay tình cũng được bảo vệ trong trường hợp “giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao hoặc được dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự bằng một giao dịch khác cho người thứ 3 ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu”.
6. Về trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự:
BLDS năm 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ nhằm bảo đảm sự an toàn, thì cá nhân, pháp nhân không thực hiện đúng nghĩa vụ bị suy đoán có lỗi và phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp chủ thể này có căn cứ được miễn trừ trash nhiệm do vi phạm nghĩa vụ theo quy định của BLDS.
>>> Xem thêm: Chế định giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về Luật Dân sự. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến luật dân sự, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 1900.0888.37
- Email: info@dichvuluattoanquoc.com
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Đọc thêm: Thời hiệu xử lý kỷ luật
Đọc thêm: Thời hiệu xử lý kỷ luật