Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, bố mẹ, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
1. Giấy tờ để xuất trình
– Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh.
Xem thêm: Thủ tục làm giấy khai sinh cho con
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp).
– Trường hợp đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài cần xuất trình thêm:
+ Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn.
+ Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam như:
- Hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh.
-
Văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
2. Giấy tờ để nộp
Tìm hiểu thêm: Thủ tục và lưu ý khi hoàn công nhà là gì?
– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
– Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
– Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
– Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì có thêm:
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con (nếu có).
+ Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con.
+ Nếu cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó.
– Trường hợp kết hợp đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con thì có thêm:
Đọc thêm: Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng
+ Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.
+ Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:
-
Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
-
Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
3. Lưu ý đối với giấy tờ nộp, xuất trình:
– Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính.
– Nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó.
– Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký khai sinh, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
+ Người tiếp nhận không được yêu cầu người đăng ký khai sinh nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
– Cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan (cam đoan việc sinh/cam đoan quan hệ cha mẹ con) về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật nếu cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có quyền từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
Tham khảo thêm: đăng ký xe máy hết bao nhiêu tiền