Nội dung chính
1. Hội đồng quản trị và thành viên hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý công ty cổ phần. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Tùy vào cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần, Hội đồng quản trị có các thành viên hội đồng quản trị và có thể có thành viên độc lập Hội đồng quản trị.
Để trở thành thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của luật doanh nghiệp.
Xem thêm: Hội đồng quản trị là gì
2. Tiêu chuẩn để có thể trở thành thành viên Hội đồng quản trị
Thành viên hội đồng quản trị và thành viên hội đồng quản trị độc lập mỗi loại có tiêu chuẩn riêng.
Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp 2020. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, người từ đủ 18 trở lên được xác định là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
– Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
>> Xem thêm: Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị mới 2022
Tiêu chuẩn của thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị
Khi công ty cổ phần được tổ chức theo mô hình quy định tại khoản 1 Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020, đó là: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập.
Để trở thành thành viên độc lập của Hội đồng quản trị, cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau và điều kiện sau đây, trừ trường hợp luật chứng khoán có quy định khác:
– Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó.
– Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
– Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
Tham khảo thêm: Thương lượng là gì ? Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng ?
– Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
– Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.
Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
Thành viên hội đồng quản trị phải được Đại hội đồng cổ đông bầu
>> Xem thêm: Mẫu điều lệ công ty cổ phần bản cập nhật mới nhất năm 2022
Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định như trên không đương nhiên trở thành thành viên Hội đồng quản trị. Cá nhân muốn trở thành viên Hội đồng quản trị hoặc Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải tự ứng cử hoặc được đề cử sau đó được Đại hội đồng cổ đông bầu tại Cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
Theo quy định tại Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020, Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị.
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị quy định tại Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020 được thực hiện như sau:
a) Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;
b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị, cổ đông hoặc nhóm cổ đông được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.
3. Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên qua.
>> Xem thêm: Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị của công ty cổ phần mới 2022
4. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị
Điều 160 Luật doanh nghiệp 2020 quy định thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
Tìm hiểu thêm: Khám nghĩa vụ quân sự như thế nào
– Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 như mục 1.
– Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Có đơn từ chức;
– Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
Thành viên Hội đồng quản trị có thể bị bãi nhiệm theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
5. Quyền và nhiệm vụ của hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây: quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quỳen chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; quyết định mua lại cổ phần theo quy định; quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định; quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch theo quy định; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổgn giám đốc và người quản lí quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản ly đó; cử người đại diện theo uỷ quyển thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó; giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lí khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông; kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty…
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
>> Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp là gì ? Những nội dung của quản trị doanh nghiệp
Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân và quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định nói trên.
Như vậy, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Đe Hội đồng quản trị thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách năng động, sáng tạo đáp ứng kịp thời các tín hiệu của thị trường, đồng thời tránh được sự lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, pháp luật phải quy định giới hạn quyền của Hội đông quản trị, những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Pháp luật Việt Nam cũng như các nước trên thế giới khi thiết lập cơ chế quản trị công ty cổ phần đều tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:
– Quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, nội dung này giải quyết những vấn đề như: số lượng thành viên; tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Hội đồng quản trị, nhiệm kì của Hội đồng quản trị.
– Quy định quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ theo từng lĩnh vực quản lý kinh doanh của công ty như: kế hoạch phát triển trung hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm; vấn đề liên quan đến tài chính của công ty; phương hướng đầu tư, phát triển thị trường; những vấn đề liên quan đến tổ chức nhân sự của hội đồng, chẳng hạn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác trong công ty. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong việc điều hành quản lý công ty…
– Quy định về Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch là người đứng đầu Hội đồng quản trị, là người điều hành đảm bảo cho Hội đồng quản trị được vận hành có hiệu quả cao nhất nhằm đem lại lợi ích cho công ty, cổ đông cũng như những người có quan hệ với công ty. Trong đó, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, mối quan hệ giữa Chủ tịch với Hội đồng quản trị.
– Quy định về cuộc họp cúa Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, vì vậy mọi quyết nghị của Hội đồng quản trị được bàn thảo, bỏ phiếu thông qua tại phiên họp. Do đó, pháp luật phải quy định về cuộc họp của Hội đồng quản trị trên những vấn đề chủ yếu như: Lịch họp, quyền triệu tập phiên họp, điều kiện tiến hành phiên họp; cách thức biểu quyết thông qua các quyết định; biên bản cuộc họp của Hội đồng quản trị…
– Quy định về quyền được cung cấp thông tin, về thể thức miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị ( luật doanh nghiệp năm 2020).
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Tìm hiểu thêm: OT Là Gì Và Những Nguy Hiểm Khôn Lường Không Phải Ai Cũng Biết