Việc xin lắp công tơ điện mới được thực hiện khi hộ gia đình, cơ sở sản xuất có đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền (thường là công ty điện lực) thực hiện. Quá trình này đòi hỏi sự sự thỏa thuận của cả hai bên, một bên đề nghị và một bên đồng ý. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục xin lắp công tơ điện mới, đặc biệt là hướng dẫn mẫu đơn xin lắp công tơ điện mới.
1. Đơn xin lắp công tơ điện mới là gì?
Xem thêm: đơn xin lắp công tơ điện
Đơn xin lắp công tơ điện mới là văn bản do bên đề nghị mua điện (hộ gia đình, đơn vị sản xuất kinh doanh) gửi tới bên bán điện ( công ty điện lực- chi nhánh điện lực) nhằm xin lắp công tơ điện mới trong trường hợp công tơ điện cũ bị hỏng, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng hoặc đã quá cũ,…
2. Đơn xin lắp công tơ điện mới dùng để làm gì?
Đơn xin lắp công tơ điện mới được dùng làm cơ sở phát sinh cho mọi hoạt động lắp công tơ điện mới, là căn cứ để công ty điện lực nắm bắt được tình hình sử dụng điện, thiết bị điện của mọi cá nhân, hộ gia đình, đơn vị sản xuất kinh doanh trong phạm vi khu vực.
3. Mẫu đơn xin lắp công tơ điện mới?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————-o0o————-
…. , ngày … tháng … năm…
Xem thêm: Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất
ĐƠN XIN LẮP CÔNG TƠ ĐIỆN MỚI
(V/v: Xin lắp công tơ điện mới cho hộ gia đình)
Căn cứ Luật điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2012.
Kính gửi: -Công ty điện lực……………. – Chi nhánh…
Tôi là:……… Sinh năm ……
CMND số: … Ngày cấp: …./…./…….. Tại: ……
Trú tạ
Tôi là chủ hộ của gia đình đang sử dụng điện tại địa chỉ:……
Xem thêm: Mẫu đơn xin không tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất
Tôi xin trình bày một việc như sau:
(Nêu lý do làm người viết đơn có yêu cầu công ty cung cấp điện lắp đặt công tơ điện mới)
………
(Ví dụ: Tháng… năm… tôi đã kí hợp đồng mua bán điện với Công ty điện lực Hà Nội – Chi nhánh……….. và đã được lắp công tơ điện theo quy định.
Tuy nhiên, đến ngày… tháng… năm… công tơ điện nhà tôi đang sử dụng có gặp sự cố khi đo công suất tiêu thụ điện, cụ thể là công tơ vẫn chạy dù gia đình tôi ngắt điện tất cả các thiết bị trong gia đình, tôi đã báo cho cán bộ điện lực để có biện pháp khắc phục. Nhưng tới nay, công tơ này vẫn chưa được khắc phục. Điều này gây ảnh hưởng đến việc tính hóa đơn tiền điện cho gia đình.
Dựa trên Khoản 1 Điều 46 Luật Điện lực 2004 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định như sau:
Tìm hiểu thêm: Mẫu văn bản điều chỉnh dự án đầu tư
“Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện:
1.Khách hàng sử dụng điện có các quyền sau đây:
Xem thêm: Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn và hướng dẫn cách viết đơn
a) Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;
b) Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện;
d) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;
đ) Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán;
g) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện;
h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Mẫu đơn xin bãi nại vụ án hình sự, giảm nhẹ hình phạt mới nhất năm 2022
…”
Vì vậy, tôi kính đề nghị Quý công ty nhanh chóng chỉ đạo nhân viên kiểm tra và tiến hành lắp đặt công tơ điện mới cho gia đình tôi để đảm bảo quyền lợi cho gia đình tôi.
Kính mong quý công ty nhanh chóng xem xét, giải quyết.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn viết đơn xin lắp công tơ điện chi tiết nhất?
– Người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, Ví dụ: Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2021.
Xem thêm: Mẫu đơn xin xuất, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp mới nhất 2022
– Kính gửi: Công ty điện lực nơi bạn muốn đề nghị cung cấp điện, ví dụ: Công ty Điện lực Hà Nội, chi nhánh Hà Đông.
– Người viết đơn viết rõ các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, sinh ngày, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, theo Giấy chứng minh nhân dân; trú tại nơi ở hiện tại không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú.
– Nội dung đề nghị cần viết rõ ràng, chi tiết, bày tỏ đúng nguyện vọng, trình bày rõ nội dung lý do cần lắp công tơ điện mới.
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.
5. Hồ sơ, thủ tục xin lắp công tơ điện mới?
Việc đăng ký lắp công tơ điện mới phụ thuộc vào mục đích sử dụng là sinh hoạt hay mua bán điện sản xuất, và dựa vào cấp điện áp một pha, hai pha, ba pha để chuẩn bị hồ sơ, thủ tục.
Tìm hiểu thêm: Văn bản đề nghị đổi con dấu bị hỏng
– Hồ sơ lắp công tơ điện mới từ lưới hạ áp (điện lưới đến 1000V) cho sinh hoạt gia đình riêng:
+ Mẫu đơn xin lắp công tơ điện sinh hoạt mới cho hộ gia đình.
Xem thêm: Mẫu đơn kiến nghị chung cư và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất
+ Giấy tờ về địa điểm mua điển: bản sao sổ hộ khẩu; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà; Đối với thủ tục lắp công tơ điện cho người thuê nhà thì phải có: Hợp đồng thuê nhà ở,..
+ Giấy tờ tùy thân của người xin lắp công tơ điện mới: Chứng minh nhân dân
Nếu không có các loại giấy tờ trên thì cần phải có đơn đề nghị lắp công tơ điện phải có xác nhận của UBND phường, xã tại nơi đề nghị mua điện.
– Hồ sơ xin lắp công tơ điện sản xuất mới công suất trên 40Kw từ lưới hạ áp:
+ Mẫu đơn xin lắp công tơ điện sản xuất mới.
+ Bảng kê thiết bị điện, chế độ và công suất sử dụng điện.
– Giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng) tương tự như hồ sơ thủ tục bắt công tơ điện sinh hoạt mới: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà; Đối với thủ tục lắp công tơ điện cho người thuê nhà thì phải có: Hợp đồng thuê nhà ở,..
– Có 1 trong các giấy tờ tùy thân khách hàng mua điện yêu cầu bản sao công chứng gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hay chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị.
Trường hợp không có phải có các giấy tờ trên thì cần phải có xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền hay chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân) tại nơi đăng ký mua điện.
– Hồ sơ xin lắp công tơ điện sản xuất mới công suất trên 40kw từ lưới hạ áp: ngoài hồ sơ lắp đặt điện sản xuất trên thì sẽ cần bổ sung biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện. Đồng thời, nếu người mua điện có bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên phải đặt cọc bảo đảm thực hiện hợp đồng tối đa là 15 ngày tiền điện dựa trên sản lượng tiêu thụ điện trung bình hàng tháng đăng ký trước khi hợp đồng điện có hiệu lực.
Phương thức đăng ký lắp công tơ điện mới:
Phương thức 1: Thực hiện thủ tục xin lắp công tơ điện mới trực tiếp tại sở giao dịch điện lực của khu vực để đăng ký.
Phương thức 2: Đăng ký, thực hiện các thủ tục xin lắp đặt công tơ điện riêng mới trực tuyến (đăng ký mua điện online).
Các quy định về hồ sơ thủ tục lắp đặt công tơ điện mới sẽ khác nhau tùy theo việc mua điện phục vụ cho sinh hoạt hay phục vụ cho sản xuất (ngoài sinh hoạt).
Thủ tục lắp công tơ điện mới:
Khi khách hàng chuẩn bị hồ sơ xong thì có thể thực hiện đăng ký mua điện, lắp cấp công tơ điện mới, tức là nộp hồ sơ theo 2 cách trên (trực tiếp và trực tuyến).
Sau khi nhận hồ sơ đăng ký lắp đặt công tơ thì bên bán hàng (công ty điện lực) sẽ tiến hành các thủ tục khảo sát, xác định phương án cấp điện, thu phí, phê duyệt đến thiết kế thi công và ký hợp đồng mua bán điện sản xuất/sinh hoạt… theo nhu cầu đăng ký mua điện.
Về cơ bản, đối với người cần làm thủ tục xin cấp điện, xin lắp thêm công tơ điện sinh hoạt hay sản xuất chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp đến cơ quan điện lực khu vực và thực hiện các khoản nghĩa vụ về chi phí… theo quy định, phần còn lại sẽ do bên bán điện thực hiện.
Thời hạn lắp công tơ điện mới:
Thủ tục lắp công tơ điện riêng thì thời hạn lắp đặt đồng hồ điện thường sẽ căn cứ vào mục đích, đơn xin lắp công tơ điện sinh hoạt hay sản xuất.
Đối với thủ tục đơn xin lắp công tơ điện mới dùng trong sinh hoạt (công tơ điện 1 pha hoặc 3 pha) và thủ tục đăng ký lắp đặt công tơ điện sản xuất là công tơ điện 1 pha thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi đủ điều kiện hồ sơ được nêu ở trên.
Nếu khách hàng thực hiện thủ tục lắp công tơ điện 3 pha dùng cho mục đích sản xuất thì thời hạn là 10 ngày làm việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện và lưới điện hạ áp không quá tải. Điều này hoàn toàn phụ hợp với lượng tải điện đối với sản xuất lớn hơn.
Ngoài ra, trong trường hợp hồ sơ của khách hàng đầy đủ nhưng chưa đủ điều kiện do chưa có điện lưới phân phối hoặc bị quá tài thì khách hàng sẽ nhận được trả lời từ bên bán điện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có đủ hồ sơ.
Chi phí lắp đặt công tơ điện mới: các khoản chi phí có thể do bên bán điện đầu tư (các thiết bị bảo vệ sau công tơ như áp tô mát hoặc cầu chì, hộp công tơ điện; Chi phí phụ kiện để treo công tơ điện, dây dẫn điện đến công tơ như dây dẫn, xà, sứ, ghíp… Nhân công lắp đặt công tơ điện từ lưới điện phân phối hạ áp đến công tơ riêng; Thuế và chi phí khác ) hoặc do bên mua chi trả (chi phí cho đơn giá lắp đặt công tơ điện đối với phần nhân công và các loại vật tư lắp đặt sau công tư ngoại trừ áp tô mát hay cầu chì sau công tơ; Thuế và các chi phí khác)
Tìm hiểu thêm: Mẫu sổ đăng ký văn bản đi