Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 204/2004/NĐ-CP về bảng lương; chế độ nâng bậc lương; Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ; Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Nội dung chính
Thuộc tính văn bản
Xem thêm: Các trường hợp tinh giản biên chế của cán bộ, công chức, viên chức
Xem thêm: Hệ số lương theo nghị định 204
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương gồm: mức lương tối thiểu chung; các bảng lương; các chế độ phụ cấp lương; chế độ nâng bậc lương; chế độ trả lương; nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (lực lượng vũ trang gồm quân đội nhân dân và công an nhân dân).
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nói trên, sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị.
Đối tượng áp dụng
Nghị định 204/2004/NĐ-CP áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm:
1. Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11).
2. Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Đọc thêm: Nghị định 155 2016 nđ cp
3. Công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP).
4. Công chức dự bị quy định tại Điều 2 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị (sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP).
5. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP).
6. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
7. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định số 121/2003/NĐ-CP) và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP).
8. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
9. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
Tóm tắt văn bản
Tham khảo thêm: Nghị định 108 về hưu trước tuổi
Nghị định số 117/2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định 204/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang ở một số điểm sau:
- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu, tùy vị trí được xếp lương theo Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân với mức lương cao nhất bằng mức lương của Trung tướng, thay vì Thiếu tướng như quy định trước đây.
- Về việc thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng lương, Nghị định 117 bổ sung quy định:
Sĩ quan Quân đội và sĩ quan Công an nhân dân đã giữ cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ hiện đảm trách mà hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng các điều kiện về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe thì được xét nâng lương. Thời hạn xét nâng lương với cấp Tướng, cấp Tá và Đại úy là 04 năm; đối với Thượng úy là 03 năm.
Nghị định số 117/NĐ-CP bổ sung vào ghi chú đối tượng áp dụng Bảng 3 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đối với giảng viên cao cấp được bổ nhiệm là giáo sư. Theo đó nếu chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 1 bậc; còn nếu đã được xếp bậc cuối cùng thì được cộng thêm 03 năm để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.
Bên cạnh đó, Nghị định 117/2016 sửa đổi hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
- Đối với lãnh đạo trong Cục thuộc Bộ: Cục trưởng thuộc Bộ (1.00); Phó Cục trưởng thuộc Bộ (0.8); Trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương (0.6); Phó trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương (0.4).
- Đối với lãnh đạo trong tổ chức sự nghiệp thuộc Cục thuộc Bộ: Giám đốc (0.6); Phó giám đốc (0.4); Trưởng phòng (0.3); Phó trưởng phòng (0.2).
Xem trước và tải xuống
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Công chức hưởng chế độ thai sản có được tính vào thời gian nâng bậc lương?
- Khi nào công chức được nghỉ không lương?
“Trên đây là Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ , công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”.
Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 hãy liên hệ 0967 370 488 .
Tìm hiểu thêm: Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú