logo-dich-vu-luattq

Luật tố tụng hình sự 2015

Tham khảo các Bộ luật tố tụng hình sự cũ hơn (đã hết hiệu lực thi hành) ở dưới đây:

  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 số 19/2003/QH11

Riêng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Hiện được coi là Bộ luật tố tụng hình sự mới nhất năm 2022) đang được áp dụng, vui lòng tham khảo bài viết dưới, và tải về file doc Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ở nút tải văn bản trong bài viết!

Xem thêm: Luật tố tụng hình sự 2015

bo-luat-to-tung-hinh-su-2015

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Tải về Bộ luật tố tụng hình sự mới nhất 2022:

Click để tải về: Bộ luật tố tụng hình sự 2015

BỘ LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng hình sự,

PHẦN THỨ NHẤT

Xem thêm: Người bị hại là gì? Quy định về người bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự?

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, NHIỆM VỤ, HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Điều 2. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Điều 3. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự

Xem thêm: Nhận dạng là gì? Nhận dạng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự?

1. Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

b) Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

c) Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Xem thêm: Trưng cầu giám định là gì? Trưng cầu giám định theo Bộ luật tố tụng hình sự?

d) Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.

đ) Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

e) Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

g) Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

h) Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

i) Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

k) Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.

l) Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.

Xem thêm: Công văn 5003/VKSTC-V14 năm 2016 hướng dẫn áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015 và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thi hành quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự 2015 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

m) Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

n) Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các ngón tay của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

o) Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.

2. Trong Bộ luật này, những từ ngữ dưới đây được gọi như sau:

a) Cơ quan điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp huyện.

b) Cơ quan điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp tỉnh.

c) Cơ quan điều tra quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu.

d) Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Xem thêm: Công văn 52/1999/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự đối với bị cáo là người chưa thành niên

đ) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

e) Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

g) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện.

h) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

i) Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Tòa án quân sự cấp quân khu.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

1. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

Đọc thêm: Nghị định 78/2020/NĐ-CP sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam

Xem thêm: Công văn 2000/CSĐT(C44) năm 2018 về áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 do Cơ quan Cảnh sát điều tra ban hành

Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

3. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

4. Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

5. Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu, đồ vật có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự.

6. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

Điều 6. Phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội

1. Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.

Xem thêm: Công văn 5024/VKSTC-V14 năm 2018 về giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự trong ngành kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

2. Cơ quan, tổ chức hữu quan phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Chương II

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 7. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự

Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

2. Tải về Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988:

Click để tải về: Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

BỘ LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xem thêm: Công văn 254/TANDTC-PC năm 2018 về người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

LỜI NÓI ĐẦU

Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Thấu suốt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, Bộ luật đáp ứng yêu cầu bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý kiên quyết và triệt để mọi hành vi phạm tội.

Kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám đến nay, với tinh thần đổi mới trên mọi mặt của đời sống xã hội, Bộ luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, đề cao vai trò của các tổ chức xã hội và công dân trong việc tham gia tố tụng, kết hợp sức mạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa với sức mạnh của quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Việc thi hành nghiêm chỉnh Bộ luật tố tụng hình sự là nhiệm vụ chung của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và của toàn thể nhân dân.

Phần thứ nhất:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương 1:

Xem thêm: Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng theo Bộ luật tố tụng hình sự

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng và của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân, nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

3. Tải về Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:

Click để tải về: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

BỘ LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 19/2003/QH11 NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2003

VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Xem thêm: Ủy thác điều tra là gì? Ủy thác điều tra theo Bộ luật tố tụng hình sự?

Bộ luật này quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I NHIỆM VỤ VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Bộ luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự

Mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

Xem thêm: Công văn 5887/VKSTC-V14 năm 2019 về giải đáp khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thi hành án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công dân nước thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập thì được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hoặc theo tập quán quốc tế, thì vụ án được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

CHƯƠNG II NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 3. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự

Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

Điều 4. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.

Điều 5. Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật

Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.

Điều 6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Tham khảo thêm: Quan hệ pháp luật dân sự là gì

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.

Điều 7. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân

Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.

Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này.

Điều 9. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật

Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 10. Xác định sự thật của vụ án

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Điều 11. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.

Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.

Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự

Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.

Điều 14. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Điều 15. Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia

Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.

Điều 16. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Điều 17. Toà án xét xử tập thể

Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Điều 18. Xét xử công khai

Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.

Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

Điều 19. Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án

Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Điều 20. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử

1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

2. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

4. Các điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2022:

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2016. Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 ra đời đã có những thay đổi nhất định về vấn đề quyền bào chữa cũng như về vấn đề chứng cứ.

Về vấn đề quyền bào chữa:

Quyền bào chữa được quy định tại Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

“Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy, so với quy định về quyền bào chữa tại Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì quyền bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có những điểm mới nhất định. Ngoài người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền bào chữa như hiện hành, thì người bị bắt cũng được bảo đảm quyền bào chữa. Quy định người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ thay vì chỉ có quyền thu thập tài liệu, đồ vật như hiện nay. Bổ sung quyền của người bị buộc tội được đọc bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra. Mở rộng diện người bào chữa gồm cả Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa cho những đối tượng thuộc diện chính sách (điểm d khoản 2 Điều 72); mở rộng trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa với tội có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân (Điều 76). Rút ngắn thời hạn cấp giấy đăng ký bào chữa xuống còn 12 giờ đối với trường hợp bào chữa cho người bị tạm giữ, 24 giờ đối với trường hợp bào chữa cho bị can, bị cáo để người bào chữa nhanh chóng tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án (Điều 78).

Như vậy, về vấn đề quyền bào chữa có thể thấy Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 đã quy định cụ thể, minh bạch các thủ tục bào chữa trong từng giai đoạn tố tụng, tạo cơ sở pháp lý để cả cơ quan tố tụng và người bào chữa làm tròn phận sự bảo vệ người bị buộc tội theo đúng quy định của luật. Mặt khác việc mở rộng đối tượng được quyền bào chữa có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Đối với vấn đề chứng cứ: Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có những điểm mới sau:

Một là, phá bỏ sự độc quyền của các cơ quan tố tụng trong việc thu thập chứng cứ; bổ sung người bào chữa và những người tham gia tố tụng có quyền thu thập, cung cấp chứng cứ (khoản 2 Điều 88). Đồng thời, quy định cụ thể cách thức người bào chữa thu thập chứng cứ, cũng như trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc xem xét chứng cứ do người bào chữa cung cấp (khoản 4,5 Điều 88). Điều này đảm bảo cho quyền bào chữa của người bị buộc tội đồng thời nâng cao được hiệu quả trong quá trình thu thập chứng cứ.

Diem-moi-Bo-luat-To-tung-hinh-su-2015

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Hai là, bổ sung dữ liệu điện tử là một nguồn chứng cứ quan trọng và đặc thù (điểm c khoản 1 Điều 87). Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã làm biến đổi thế giới và trở thành phương tiện đa năng, hữu ích của con người. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin cũng đang bị lợi dụng đáng kể vào các hoạt động phạm tội. Có thể nói, ngoài xã hội có các loại tội phạm gì thì trên mạng thông tin toàn cầu cũng có loại tội phạm đó. Thế giới tội phạm mạng cũng bao gồm đầy đủ từ trộm cắp, lừa đảo, khủng bố đến giết người, buôn bán ma túy…

Vì vậy, việc bổ sung dữ liệu điện tử vào nguồn chứng cứ là cần thiết và khách quan. Dữ liệu điện tử không phải là sự vật hay sự kiện như quan niệm truyền thống. Đây là những ký tự được lưu giữ trong thiết bị điện tử hoặc trên mạng internet mà từ đó có thể cho ra chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh… phản ánh sự kiện phạm tội. Những dữ liệu điện tử này một mặt rất dễ bị tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi, hủy bỏ do cố ý hoặc vô ý; mặt khác, trong nhiều trường hợp tự nó không thể có giá trị chứng minh nếu không có sự tác động của nhà chuyên môn với sự trợ giúp của các thiết bị điện tử và chương trình phần mềm được thừa nhận là khách quan và khoa học.

Trên cơ sở đó, Bộ luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu thập, phục hồi, phân tích dữ liệu điện tử, cũng như việc sử dụng các thiết bị hoặc phần mềm được thế giới công nhận trong việc khôi phục dữ liệu nhằm bảo đảm tính khách quan, tính nguyên trạng và tính có thể kiểm chứng của loại chứng cứ này. Những đổi mới nêu trên sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc để đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao, góp phần hoàn thiện lý luận về chứng cứ nói chung và chứng cứ điện tử nói riêng.

Tìm hiểu thêm: Luật Điện Lực 2004 số 28/2004/QH11

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !