logo-dich-vu-luattq

Tranh chấp kinh doanh thương mại

Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng và sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ ngày càng gia tăng. Việc lựa chọn các phương thức giải quyết giải quyết tranh chấp nói riêng hay các vấn đề liên quan đến quá trình giải quyết nói chung dựa trên một nguyên tắc đó là quyền tự định đoạt của các bên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tranh chấp thương kinh doanh thương mại là như thế nào, đặc điểm và cách giải quyết ra sao.

Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì?

Tranh chấp kinh doanh thương mại được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra giữa các bên tham gia quan hệ kinh doanh thương mại.

Xem thêm: Tranh chấp kinh doanh thương mại

Theo Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư,…”.

tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai

Phân biệt án kinh doanh thương mại với án dân sự

Tất cả các tranh chấp kinh doanh thương mại hay dân sự đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nhưng để phân biệt trường hợp nào là vụ án dân sự (theo Điều 25 Bộ luật Tố tụng Dân sự), trường hợp nào là vụ án kinh doanh thương mại (theo Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự) cần dựa vào các tiêu chí sau đây:

+ Đối với án Kinh doanh thương mại phải căn cứ vào mục đích lợi nhuận của việc vay tiền; không bắt buộc cá nhân, hộ gia đình phải có Đăng ký kinh doanh(NQ số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

+ Chỉ cần xác định có mục đích lợi nhuận khi xác lập quan hệ vay mà không phụ thuộc vào kết quả có lợi nhuận hay không có lợi nhuận.

+ Nếu chỉ vay tiêu dùng (hoặc vay thuộc diện xóa đói giảm nghèo) thì đó là tranh chấp dân sự

Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mại

Chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân

Quan hệ thương mại có thể được thiết lập bởi giữa các thương nhân với nhau hoặc là giữa thương nhân với bên không phải thương nhân. Một tranh chấp được gọi là tranh chấp kinh doanh thương mại khi có ít nhất một bên tham gia là thương nhân. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như: giữa công ty – thành viên trong công ty; giữa các thành viên công ty với nhau có liên quan đến hoạt động, giải thể, chia tách,… công ty;…

Phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật

Ở nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại có phát sinh là do các bên vi phạm hợp đồng và xâm hại đến lợi ích của nhau. Tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích giữa các bên nhưng không gây ra tranh chấp.

Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột như về quyền, về nghĩa vụ và về lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản, vì thế nội dung của tranh chấp thường liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên.

tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Giải quyết trong tranh chấp trong kinh doanh thương mại phải được thỏa đáng nhằm để bảo vệ quyền lợi của các bên. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của mỗi công dân sẽ góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Hiện nay, tranh chấp thương mại được giải quyết bằng những phương thức như: hòa giải, thương lượng, trọng tài thương mại và tòa án. Tùy thuộc vào mỗi phương thức sẽ có sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục và trình tự tiến hành.

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Tham khảo thêm: Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11 mới nhất năm 2022

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có 3 phương thức. Đó là hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại; thương lượng; giải quyết thông qua tố tụng tại Tòa Án; giải quyết qua trọng tài thương mại.

Thương lượng

Đây là phương thức được các bên lựa chọn đầu tiên. Và trong thực tế thì phần lớn các tranh chấp kinh doanh thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước ta cũng khuyến khích các bên nên áp dụng phương thức thương lượng này trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên

tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai

Hòa giải

Có nghĩa là các bên tiến hành thương lượng sẽ có sự hỗ trợ của bên thứ ba đó là hòa giải viên. Kết quả của hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên và sự uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của hòa giải viên. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn là phụ thuộc vào các bên tranh chấp chứ không phải của trung gian hòa giải.

Ưu điểm

– Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, giảm được chi phí

– Các bên có quyền tự định đoạt để lựa chọn địa điểm tiến hành hòa giải cũng như người làm trung gian hòa giải.

– Không bị gò bó về mặt thời gian như khi thủ tục tố tụng tại tòa án.

– Hòa giải mang tính thân thiện nhằm mục đích giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh.

– Hòa giải mong muốn sao cho các bên không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu,…

Trọng tài

Phương thức giải quyết không thể thiếu khi nền kinh tế thị trường đang và đang ngày càng phát triển đó là giải quyết bằng trọng tài. Đây là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập. Mục đích nhằm để giải quyết mâu thuẫn bằng việc đưa ra phán quyết có tính bắt buộc mà các bên phải thi hành.

tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai

Tòa án

Việc giải quyết thông qua tại tòa án có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng có những nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

– Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên các phán quyết của tòa án mang tính cưỡng chế cao.

Tham khảo thêm: Ví dụ về kinh doanh thương mại

– Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế. Vì thế, khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện luôn được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.

Nhược điểm

– Thủ tục tại tòa án bị thiếu tính linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó.

– Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án là nguyên tắc được coi là tiến bộ, mang tính chất răn re. Nhưng mặt khác đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.

Vì vậy mà hình thức giải quyết này ít được các thương nhân lựa chọn. Đây là phương thức cuối cùng được chọn khi các phương thức hòa giải, thương lượng, trọng tài không đem lại hiệu quả.

>>Xem thêm:

Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Kinh Tế

Tranh Chấp Lao Động Là Gì? Nguyên Tắc Giải Quyết Tranh Chấp Ra Sao

Tranh Chấp Đất Đai Là Gì Và Những Điều Bạn Cần Biết

An Phú là một trong những công ty luật uy tín tại HCM có tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hỗ trợ tư vấn miễn phí cho mọi cá nhân doanh nghiệp có nhu cầu. Chúng tôi có nhiều chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm với tinh thần trách nhiệm cao luôn tận tâm phục vụ quý khách.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, và giải quyết các vấn đề của Quý khách hàng

Thông tin liên hệ: Công ty Luật TNHH Quốc tế An Phú.

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.

SĐT: 0967 370 488 hoặc 0967 370 488

Đọc thêm: Rủi ro trong nhượng quyền thương mại

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !