1. Luật sư tư vấn tội cưỡng đoạt tài sản
Cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức do vậy hậu quả của chiếm đoạt tài sản không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dù thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản là tội phạm đã hoàn thành. Nếu bạn chưa tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
Xem thêm: điều 170 bộ luật hình sự 2015
+ Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản;
+ Hình phạt tội cưỡng đoạt tài sản;
Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết do Luật Minh Gia phân tích dưới đây:
2. Tội Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại BLHS 2015, sửa đổi 2017
Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 170 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
Tham khảo thêm: Khoản 2 điều 51 bộ luật hình sự
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
Đọc thêm: Mang thai hộ là gì? Điều kiện mang thai hộ
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
–
Tham khảo tình huống luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169 như sau:
Câu hỏi – Vay tiền không trả có phạm tội hình sự không?
Chào Luật sư! Em muốn nhờ luật sư tư vấn : Bố mẹ em có cho một người bạn mượn số tiền 20 triệu từ tháng 5/2016 và người này có hẹn khoảng 2 tuần sau trả lại, vì là người quen nên không có bất kì giấy tờ nào có liên quan đến việc cho mượn. Quá thời hạn giao hẹn, bố mẹ em có nhiều lần gọi điện, đến nhà nhưng người này khi thì tránh mặt, không bắt máy, khi thì hẹn lại lần khác và buộc phải viết tay một tờ giấy trong đó có ghi ” Hôm này ngày , tháng, năm, hẹn 2 ngày sau trả anh ….. chị … 20 triệu đồng” có kí tên xác nhận. Nhưng đến 1 tháng sau thì người này chỉ trả được 10 triệu đồng và đến nay không trả thêm và có những lời lẽ đe dọa sẽ bỏ trốn nếu bố mẹ em đòi tiếp. Em muốn xin luật sư tư vấn rằng người đó có vi phạm pháp luật về chiếm đoạt tài sản không, nếu có thì bố mẹ em có quyền khởi kiện và cần bằng chứng như thế nào, tờ giấy viết tay nói trên có còn hiệu lực không ? Em xin cảm ơn luật sư!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Vay nợ không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
>> Không trả nợ vay dân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
>> Vay tiền không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay giải quyết Dân sự?
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Tìm hiểu thêm: Luật Lực lượng dự bị động viên 2019