Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Bên cạnh việc nhận đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta cũng có những dự án đầu tư lớn nhỏ ra nước ngoài. Để việc đầu tư được diễn ra thuận lợi và nghiêm túc thì cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Vậy quy định đầu tư ra nước ngoài được quy định cụ thể như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ một số thông tin về quy định đầu tư ra nước ngoài
Xem thêm: Quy định về đầu tư ra nước ngoài
Quy định đầu tư ra nước ngoài
Nội dung chính
1. Quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài
1.1. Cơ sở pháp lý
- Biểu cam kết WTO;
- Luật đầu tư năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật doanh nghiệp năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
- Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư;
- Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch;
- Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1.2. Khái niệm
Luật đầu tư 2020 không định nghĩa cụ thể thế nào là đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên khoản 13 điều 3 Luật đầu tư 2020 có giải thích về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.
1.3. Hình thức
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
Tìm hiểu thêm: Công ty 100 vốn nước ngoài
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Nguyên tắc quy định đầu tư ra nước ngoài
- Khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư phải tuân thủ quy định đầu tư ra nước ngoài, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
3. Quyết định đầu tư ra nước ngoài
Thứ nhất, Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thứ hai, Hoạt động đầu tư ra nước ngoài do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của việt nam
Thứ ba, Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài.
4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
- Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật đầu tư
- Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
“a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này;
đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).”
- . Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Quy định đầu tư ra nước ngoài. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Quy định đầu tư ra nước ngoài hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng! Email: info@dichvuluattoanquoc.com Hotline: 1900 3330 Zalo: 0967 370 488
Tham khảo thêm: Thủ tục góp vốn của người nước ngoài