Kết hôn là một trong những quyền thiêng liêng của con người. Trong đó, theo quy định pháp luật, kết hôn phải được dựa trên tinh thần tự nguyện, đồng ý của cả hai bên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp mà một trong hai bên phải kết hôn không mong muốn, và điều đó được gọi là cưỡng hôn. Vậy, cưỡng hôn là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau đây.
1. Cưỡng hôn là gì
Hiện nay, khái niệm cưỡng hôn là gì đã được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó, tại Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khái niệm cưỡng hôn là gì, hay cụ thể hơn là cưỡng ép kết hôn, chính là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn với ý muốn của họ.
Xem thêm: Cưỡng hôn là gì
2. Vậy khi bị cưỡng hôn, cần phải làm gì?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định rõ, người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 10 cũng đã quy định rõ: Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
Tham khảo thêm: Công tác cơ yếu là gì
– Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Đọc thêm: OT Là Gì Và Những Nguy Hiểm Khôn Lường Không Phải Ai Cũng Biết
Như vậy, có thể thấy, trong trường hợp bị cưỡng hôn không mong muốn, người bị cưỡng hôn hoàn toàn có thể yêu cầu với cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền tiến hành hủy việc kết hôn trái pháp luật đó
3. Trách nhiệm hình sự đối với tội cưỡng hôn
Bên cạnh việc yêu cầu cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền tiến hành hủy việc kết hôn trái pháp luật đó, người bị cưỡng hôn hoàn toàn có thể tố cáo với cơ quan điều tra, các cơ quan có thẩm quyền về việc bị cưỡng hôn để bảo vệ chính bản thân mình cũng như để các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc, ngăn chặn và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật này
Theo đó, theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định rõ: Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Trên đây là những tư vấn của ACC về cưỡng hôn là gì cũng như là những quy định pháp luật đối với hành vi trái pháp luật này. Bên cạnh đó, sau khi đã tìm hiểu về cưỡng hôn là gì, nay quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về kết hôn là gì tại đây
Tham khảo thêm: ô nhiễm không khí là gì