logo-dich-vu-luattq

Người tâm thần phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Gần đây dư luận hoang mang về trường hợp người phạm tội có bệnh án tâm thần. Vậy người tâm thần phạm tội phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Hiện nay, có những vụ giết người; đánh nhau; đâm nhau nhưng khi kiểm tra thì người phạm tội có hồ sơ chuẩn đoán bị bệnh tâm thần. Việc người bị bệnh tâm thần có những hành vi vi phạm pháp luật; gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người khác và xã hội làm cho nhiều người hoang mang. Pháp luật cần đưa ra những biện pháp cụ thể để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Xem thêm: Luật về người tâm thần

Pháp luật hiện hành có quy định tình trạng không có năng lực; trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, người mất năng lực trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn:

– Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần;

– Không có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi; hoặc tuy có khả năng nhận thức hành vi nhưng không có năng lực điều khiển hành vi đó.

Tìm hiểu thêm: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008

Theo quy định trên của pháp luật; người mắc bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi và mất năng lực trách nhiệm hình sự

Có hay không trách nhiệm hình sự đối với người tâm thần phạm tội?

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 2, Điều 49 của Bộ Luật Hình sự 2015 quy định người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; cơ quan tố tụng cần phải xác định được năng lực trách nhiệm hình sự của người đó. Trường hợp tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, căn cứ vào vụ việc; cơ quan tố tụng cần phải tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với người thực hiện hành vi giết người. Căn cứ vào kết luận giám định; cơ quan tố tụng sẽ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp khác đối với người thực hiện hành vi giết người.

Đọc thêm: Các giai đoạn phạm tội trong luật hình sự

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những người tâm thần phạm tội họ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu.

Trong trường hợp Hội đồng y khoa cấp có thẩm quyền kết luận giám định họ bị mất năng lực hành vi thì họ sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trách nhiệm dân sự, người đại diện hợp pháp của người tâm thần sẽ phải thay người phạm tội chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự cho nạn nhân; gia đình của nạn nhân.

Trên đây là những ý kiến đóng góp về cách nhìn nhận dưới góc độ pháp lý đối với vấn đề trên.

LawKey VN

> Xem thêm: Hành vi buôn bán ngà voi có vi phạm pháp luật không?

Đọc thêm: Luật An toàn thông tin mạng 2015

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !