logo-dich-vu-luattq

điều 360 bộ luật hình sự

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (điều 360)

Theo điều 360, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

Xem thêm: điều 360 bộ luật hình sự

1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

Đọc thêm: Luật tố tụng hành chính năm 2015

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy, đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong thì mức phạt tù cao nhất lên đến 12 năm.

Tham khảo thêm: Các hình thức thực hiện pháp luật

Bình luận

1. Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

* Khách thể của tội phạm:

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trực tiếp xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

* Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở các dấu hiệu sau:

– Hành vi khách quan là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao.

– Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Cụ thể là hành vi trên phải gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng của tội này là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác nếu không thuộc các trường hợp quy định tại các điều luật sau: Điều 179 (tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), 308 (Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng), 376 (Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn).

Các hậu quả trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi đã được lượng hoá khá chi tiết, cụ thể, thay thế cho các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng”, “ gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” như trong Bộ luật hình sự năm 1999. Cụ thể:

– Thay thế dấu hiệu cấu thành tội phạm “gây hậu quả nghiêm trọng” tại Khoản 1 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 bằng các tình tiết định tội: a) làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn tương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Thay thế tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại Khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 bằng các tình tiết: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Tìm hiểu thêm: Quy trình xử lý kỷ luật

– Thay thế tình tiết hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại Khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 bằng các tình tiết: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

* Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến hành vi phạm tội.

* Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi vô ý (thiếu trách nhiệm).

Tình tiết tăng nặng:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.

3. Về hình phạt

So với Điều 285 của Bộ luật hình sự năm 1999, Điều 360 quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có nhiều sửa đổi quan trọng, bao gồm: thay thế dấu hiệu cấu thành tội phạm “gây hậu quả nghiêm trọng” tại Khoản 1 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 bằng các tình tiết định tội được lượng hoá cụ thể; thay thế các tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bằng các tình tiết được lượng hoá cụ thể; tách khung phạt tù từ 03 năm đến 12 năm thành hai khung (từ 03 năm đến 07 năm và từ 07 năm đến 12 năm). Cụ thể:

Khung cơ bản: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Khung tăng nặng:

– Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm;

– Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 07 năm đến 12 năm;

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tham khảo thêm: Các hình thức thực hiện pháp luật

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !