logo-dich-vu-luattq

Thế nào là mê tín dị đoan

1. Khái niệm mê tín dị đoan

Mê tín được hiểu là có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không có căn cứ nào để chứng minh. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi.

Trong mọi nền văn minh đều xuất hiện yếu tố mê tín, tuy nhiên mức độ và phạm vi ảnh hưởng là khác nhau. Mỗi nền văn hóa đều có các tập tục, truyền thống riêng. Chúng có thể là phong tục truyền thống được gìn giữ ở nơi này nhưng có thể bị coi là mê tín dị đoan ở nơi khác. Do vậy khái niệm mê tín đôi khi rất khó để phân biệt. Để dễ hình dung, chúng ta có thể đặt mê tín dị đoan bên cạnh các khái niệm dễ bị nhầm lẫn như niềm tin tôn giáo. Đây là hai khái niệm khác biệt không thể đánh đồng là một. Bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng là làm phong phú đời sống con người. Các giáo lý tôn giáo hướng chúng ta đến điều thiện, tránh xa cái ác chứ không phải là phủ nhận, xóa bỏ hết các văn hóa truyền thống, thành tựu mà xã hội đạt được. Ngoài ra, mê tín dị đoan cũng cần được phân biệt so với tín ngưỡng văn hóa. Pháp luật Việt Nam cũng khẳng định tính hợp pháp của khái niệm tín ngưỡng văn hóa qua quy định sau tại Điều 2 Luật tín ngưỡng và tôn giáo năm 2016:

Xem thêm: Thế nào là mê tín dị đoan

1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Trong khi đó mê tín dị đoan tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, gây hao tổn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, thiệt hại về tài sản. Đồng thời việc mê tín dị đoan sẽ làm cho con người mất đi sức mạnh cải tạo thế giới tự nhiên; làm cho xã hội mất đi động lực phát triển – đó là ý chí đấu tranh của con người.

2. Quy định xử phạt đối với hành vi mê tín dị đoan

Do những tác động tiêu cực của mê tín dị đoan đối với trật tự an toàn xã hội nên nhà nước đã ban hành nhiều quy định để kiểm soát, hạn chế hiện tượng mê tín dị đoan.

Trước hết, nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:

Tham khảo thêm: Khái niệm cán bộ công chức

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.”

Tùy theo mức độ nghiêm trọng, hành vi mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan. Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện. Tội hành nghề mê tín dị đoan gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ, người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Đây là loại tội phạm xâm phạm vào nếp sống văn minh trong xã hội, xâm phạm vào trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể, tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

Đọc thêm: Trái chủ (Bondholder) là ai? Lợi ích và rủi ro của trái chủ

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp sau:

Dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Làm chết người;

+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đọc thêm: Hỏi về đăng ký giảm trừ gia cảnh cho cháu ruột khi trực tiếp nuôi dưỡng ?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !