Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT về sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2021. Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giới thiệu đến bạn đọc luật đất đai mới nhất hiện nay. Hi vọng bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Quản lý đất đai là gì?
Xem thêm: Luật đất đai mới nhất hiện nay
Trước khi tìm hiểu quản lý đất đai là gì, chúng ta cần nắm được khái niệm đất đai. Đất đai là cảnh quan được hình thành sau quá trình địa mạo, địa chất.
Theo quan điểm của các luật gia, đất đai là khoảng không gian trải dài vô tận từ trung tâm trái đất đến vô cực trên bầu trời. Liên quan đến đất là một loạt các quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện với nó.
Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất trong khu vực nông thôn hoặc thành thị. Các hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Nếu quá trình quản lý đất không tốt, kém hiệu quả sẽ rất dễ đến việc sử dụng sai mục đích hoặc bị khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thậm chí làm suy giảm năng suất và phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên.
Nguyên tắc quản lý đất đai của Nhà nước
Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 54, Hiến pháp năm 2013 và tại Chương 2 của Luật đất đai năm 2013 thể hiện chức năng của Nhà nước XHCN là người quản lí mọi mặt đời sống kinh tê-xã hội, trong đó có quản lí đất đai. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai, là người xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch sử dụng đất và phê duyệt các chương trình quốc gia về sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên.
Một điều rất hiển nhiên là dù nguồn tài nguyên có phong phú, đa dạng đến đâu thì nó vẫn không phải là vô tận mà là đại lượng hữu hạn. Trong khi đó, nhu cầu của xã hội trong việc sử dung đất đai không có xu giảm mà ngày càng tăng.
Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông nghiệp thuộc loại thấp trên thế giới. Trong khi bình quân chung của thế giới là 4000 m/người thì ở Việt Nam chỉ khoảng 1000 m/người.
Là một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy, để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để bảo vệ và mở rộng vốn đất nông nghiệp cần phải xuất phát từ hai phương diện.
Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm
Việt Nam tuy vốn đất không lớn, song nhìn vào cơ cấu sử dụng đất hiện nay, khi mà đất chưa sử dụng còn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên thì có thể nhận xét rằng, chúng ta còn rất lãng phí trong việc khai thác, sử dụng tiềm năng đất đai.
Vì vậy, với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lí và tiết kiệm.
Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bỗ đất đai
Đất đai tự nhiên dưới bản tay lao động và sáng tạo của con người sẽ tạo ra những sản phẩm quan trọng trong đời sống và mảnh đất đó thực sự có giá trị. Nếu so sánh với một mảnh đất không có lao động kết tinh của con người thì mảnh đất đó là hàng hóa không có giá trị. Tuy nhiên, đất đai có đời sống sinh học riêng của nó.
Nếu con người tác động với thái độ làm chủ, vừa biết khai thác, vừa cải tạo nó thì đất đai luôn mang lại hiệu quả kết tinh trong sản phẩm lao động của con người. Ngược lại, nếu con người bạc đãi thiên nhiên, tác động vào nó với một cách thiếu ý thức thì kết quả mang lại cho chúng ta nhiều tiêu cực.
Vì vậy, việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và lợi ích lâu dài.
Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai
Quản lý đất đai được hiểu là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai.
Đối tượng quản lý đất đai liên quan đến cả 2 đối tượng đất công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. Cụ thể Luật đất đai 2013 quy định như sau:
Quản lý nhà nước về đất đai
Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
Tham khảo thêm: Khoản 1 điều 260 bộ luật hình sự
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Thống kê, kiểm kê đất đai;
Quản lý tài chính về đất đai;
Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.”
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta trên cơ sở xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã luôn quan tâm tới việc quản lí thống nhất vốn đất quốc gia từ trung ương cho tới từng địa phương.
Vấn đề quản lí không đơn thuần chỉ là xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lí đất đai mà quan trọng là nêu được các nội dung quản lí, quy định chặt chẽ về mặt pháp lí các nội dung của nó. Cho nên, nói đến quản lí đất đai một cách tổng quát nhất tức là nêu hai mặt của một vấn đề: hệ thống cơ quan quản lí đất đai và các nội dung của chế độ quản lí nhà nước về đất đai.
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương có vai trò vô cùng to lớn trong việc quán lí mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Trong quản lí đất đai, vai trò to lớn này trước đây chưa được đánh giá một cách đầy đủ và đúng mức.
Kế thừa Luật đất đai năm 2003 trong việc quyết định các chính sách của cơ quan quyền lực nhà nước, Luật đất đai năm 2013 xác định rõ thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta
Hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính nhà nước đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý đất đai. Tuy nhiên, để việc quản lý đất đai đạt được hiệu quả tối đa, không thể không kể đến vai trò của hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24, 25 Luật đất đai số 45/QH13/2013 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013), hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta được quy định như sau:
Cơ quan quản lý đất đai
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn
Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.
Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.”
Căn cứ quy định tại Điều 4, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về cơ quan quản lý đất đai ở địa phương như sau:
Cơ quan quản lý đất đai
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:
Tham khảo thêm: Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai
Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;
Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn”.
Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
“2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.”
Căn cứ theo quy định trên, ta thấy có 04 cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai bao gồm:
Thứ nhất: Bộ tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc bản đồ trong phạm vi cả nước và quản lý các dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất.
Thứ hai: Sở tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng quản lý và đo đạc bản đồ, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Bộ tài nguyên và môi trường.
Thứ ba: Phòng tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và lĩnh vực môi trường.
Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.
Thứ tư: Cán bộ địa chính cấp xã là người giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý đất đai. Cán bộ địa chính cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp huyện bố trí.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn tại Thông tư 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ.
Trên đây là các quy định của pháp luật đất đai hiện hành về 04 cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai. Các cơ quan này cùng với hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính nhà nước đã phối hợp, thống nhất để quản lý đất đai một cách hiệu quả.
Quy định mới nhất của pháp luật về đất đai năm 2021
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT về sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2021. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về hỗ trợ khi thu hồi đất; chuyển mục dích sử dụng đất và các trường hợp khác … cần chú ý như sau:
Thứ nhất: Đến thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 mà các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để phê duyệt và thực hiện cho đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được phê duyệt.
(Trước đó, Nghị định 43/2014/NĐ-CP qui định được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được phê duyệt nhưng trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất).
Thứ hai: Đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trong chỉ tiêu sử dụng đất còn lại mà chưa thực hiện hết của kỳ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo cập nhật nhu cầu sử dụng đất vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để tiếp tục tổ chức thực hiện; đồng thời cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 theo quy định của pháp luật.
Thứ ba: Quy định cụ thể hơn và bổ sung thêm một số trường hợp đất nông nghiệp được hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất. Ví dụ như: Trường hợp đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai đang sử dụng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không vi phạm pháp luật về đất đai, đủ điều kiện được bồi thường về đất, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.
Thứ tư: Sửa đổi, bổ sung các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:
Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Thứ năm: Bổ sung quy định về hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án.
Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về quy định của luật đất đai mới nhất hiện nay. Nếu quý bạn đọc có bất cứ vướng mắc hoặc câu hỏi nào xin vui lòng liên hệ qua Hotline của Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Nêu đặc điểm của pháp luật