Phóng viên (PV): Xin ông cho biết những kết quả đạt được và những hạn chế sau 6 tháng thực hiện việc bắt buộc đội MBH?
Ông Nguyễn Trọng Thái: Từ ngày 15/12/2007, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ được người dân đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm túc. Trên các quốc lộ, tỉnh lộ và các đô thị lớn, tỷ lệ người đội mũ bảo hiểm đạt tới 99%, kết quả đó vẫn được duy trì tương đối tốt đến thời điểm hiện nay. Việc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy đã góp phần giảm thiểu chấn thương sọ não, tử vong do tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông đường bộ 5 tháng đầu năm 2008 đã giảm 851 người chết (giảm 15,3%), giảm 1.406 người bị thương (giảm 29,2%) so với cùng kỳ năm 2007. Cùng với các giải pháp khác, thông qua việc bắt buộc đội MBH đã khẳng định giải pháp cấp bách của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn và đem lại hiệu quả cao. Để đạt được kết quả đó, trước hết là do nhận thức và ý thức chấp hành của người dân về đội mũ bảo hiểm đã có sự chuyển biến tích cực, mặt khác công tác tuyên truyền, cưỡng chế xử phạt việc đội mũ bảo hiểm được phối hợp, thực hiện đồng bộ, hiệu quả; mức xử phạt đối với hành vi không đội MBH theo NĐ 146 phù hợp, mang tính răn đe cao. Ngoài ra, cần phải kể đến vai trò quan trọng của chính quyền địa phương các cấp trong việc chỉ đạo, triển khai đã góp phần vào thành công việc thực hiện bắt buộc đội MBH.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế: quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy thực hiện chưa tốt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, buổi tối ở đô thị; việc xử phạt chưa nghiêm; nhiều trẻ em ngồi trên môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Việc kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm chưa đạt yêu cầu; đã xuất hiện nhiều kiểu mũ bảo hiểm không đáp ứng các tiêu chuẩn quy định, không có nguồn gốc xuất xứ nhưng các cơ quan quản lý nhà nước chưa có biện pháp xử lý kịp thời, triệt để.
Xem thêm: Luật đội mũ bảo hiểm bắt đầu khi nào
PV: Tỷ lệ người đội mũ bảo hiểm tăng cao nhưng nhiều người trong số đó vẫn phải sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng. Điều này nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì mục tiêu cuối cùng là giảm tỷ lệ người tham gia giao thông bị chấn thương sọ não vẫn không đạt được. UBAT GT Quốc gia có nhận thấy nguy cơ này không và đã có kiến nghị gì lên Chính phủ?
Ông Nguyễn Trọng Thái: Trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình công tác bảo đảm TTATGT quý I/2008, ủy ban An toàn giao thông Quốc gia báo cáo một số hạn chế, tồn tại về việc đội mũ bảo hiểm đã nêu trên và kiến nghị một số giải pháp khắc phục. Thủ tướng Chính phủ đã ra Văn bản 857/TTg-KTN chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiên nghiêm túc Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, trong đó tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng mũ bảo hiểm; kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm không bảo đảm tiêu chuẩn quy định; kiểm tra và xử phạt nghiêm hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy. Bộ KHCN và Môi trường đã ban hành quy chuẩn về MBH.
Đọc thêm: Những luật giao thông ở việt nam
PV: Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, một số nước cho phép người dân đổi mũ kém chất lượng lấy mũ tốt (dưới sự hỗ trợ kinh phí của một số tổ chức quốc tế) ủy ban ATGT Quốc gia có đề xuất gì theo hướng này hay không?
Ông Nguyễn Trọng Thái: Qua tham khảo một số nước trong khu vực, trong đó có Thái Lan, do điều kiện kinh tế cũng như mặt bằng dân trí ở những vùng nông thôn còn thấp nên Chính phủ Thái Lan đồng ý việc các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ người dân trong việc đổi MBH kém chất lượng lấy mũ tốt. ở VN cũng đã có một số doanh nghiệp thực hiện thu đổi mũ không đủ tiêu chuẩn, mũ bị hỏng, trợ giá đổi lấy mũ mới như Công ty Protec, Công ty Sao Mai… Trong thời gian tới, ủy ban an toàn giao thông quốc gia ủng hộ và khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tích cực trợ giá, đổi MBH không đủ tiêu chuẩn lấy MBH đủ tiêu chuẩn. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc đội MBH đạt tiêu chuẩn.
PV: Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về việc thực hiện đội mũ MBH đối với trẻ em, các quy định pháp luật hiện nay có bắt buộc trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông? Thị trường hiện nay thiếu mũ bảo hiểm trẻ em chất lượng tốt, trọng lượng nhẹ nên nhiều bác sỹ và phụ huynh lo lắng về việc trẻ dưới 3 tuổi đội mũ bảo hiểm sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới cột sống của trẻ? UBAT GT Quốc gia có nhận được những phản ánh này không và đã bao giờ tham khảo ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này chưa?
Ông Nguyễn Trọng Thái: Thực ra khi thực hiện Nghị định 32 của Chính Phủ thì số trẻ em đội MBH tương đối tốt. Điều này chính nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và trẻ em. Nhưng sau đó, do một số thông tin phân tích, mổ xẻ quá sâu về vấn đề đội MBH cho trẻ em, nhiều người chưa hiểu đúng về pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với trẻ em dưới 14 tuổi nên xảy ra tình trạng một số trẻ em không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên môtô, xe gắn máy. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi vẫn phải có trách nhiệm thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm mặc dù nếu vi phạm thì không bị phạt tiền. Trẻ em dưới 14 tuổi vẫn phải đội MBH, vì theo NQ 32 của Chính phủ đã nêu rõ việc tất cả những người ngồi trên mô tô, xe gắn máy đều phải đội MBH. Qua việc này, theo tôi trong thời gian tới các cơ quan chức năng vẫn phải tiếp tục tuyên truyền để cho trẻ em, cũng như các bậc phụ huynh hiểu rõ trách nhiệm này. Thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, truyền hình và từ phía các nhà trường để trẻ em nhận thức đúng về việc đội MBH. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay MBH dành cho trẻ em có rất nhiều chủng loại, rất phong phú và cũng có nhiều loại không đủ tiêu chuẩn. Để thực hiện tốt việc này thì các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh MBH cần tuyên truyền cho người sử dụng mua những loại mũ đảm bảo chất lượng, nên chọn những loại mũ có thương hiệu, đảm bảo tiêu chuẩn. Đã có một số bài báo, một số bác sĩ ở các bệnh viện đưa ra cảnh báo việc trẻ em đội mũ bảo hiểm sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sau đó thì cũng không có thông tin gì thêm. Theo chúng tôi việc thực hiện tốt quy định đội mũ bảo hiểm không chỉ thể hiện tính kỷ cương, văn minh trong giao thông mà còn đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm thương vong do TNGT. Các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện từ rất lâu và cũng không hề đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào không tốt về việc trẻ em đội MBH. Qua tiếp xúc với một số chuyên gia nước ngoài làm việc tại VN thì họ cũng không nói gì về vấn đề ảnh hưởng của việc đội MBH đối với trẻ em.
Tham khảo thêm: Bộ luật lao đông mới nhất 2021
PV: Ủy ban ATGT Quốc gia có chủ trương gì xung quanh việc thực hiện bắt buộc đội MBH trẻ em?
Ông Nguyễn Trọng Thái: Trong thời gian qua ủy ban ATGT Quốc gia cũng đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ phòng chống thương vong châu á tổ chức, thực hiện dự án phát mũ bảo hiểm cho trẻ em nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ em về lợi ích của việc đội MBH cũng như để trẻ em thực hiện hành vi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Việc này đã được thực tiện từ năm 2000, đến nay đã triển khai tại 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã phát cho trẻ em khoảng hơn 300.000 mũ bảo hiểm. Kinh phí mua mũ do quỹ phòng chống thương vong châu á tài trợ. Thông qua hoạt động phát MBH cho trẻ em cũng nhằm nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh tự bảo vệ con em mình. Dự án này thời kỳ đầu thực hiện tại 2 TP lớn là Hà Nội và TP. HCM sau đó sẽ nhân rộng ra một số địa phương đặc biệt là các địa phương dọc theo QL 1 – được coi là tuyến huyết mạch, xảy ra nhiều tai nạn giao thông. Đối tượng mà chúng tôi lựa chọn là nhóm học sinh tiểu học. Thời điểm trước ngày 15/12/2007, UB ATGT Quốc gia cũng đã tổ chức trao tặng mũ bảo hiểm cho một số trường mầm non tại Hà Nội nhằm mục đích để các cháu mẫu giáo hình thành ý thức đội MBH từ nhỏ và các bậc cha mẹ quan tâm đến việc đội MBH của con em mình.
PV: Xin chân thành cảm ơn ông.
PhuThoPortal (Nguồn giaothongvantai.com.vn)
Đọc thêm: Luật hành chính là gì ? Quy định về chức năng của luật hành chính