logo-dich-vu-luattq

Chứng khoán cơ sở là gì

Chứng khoán cơ sở là gì, có đặc điểm gì nổi bật? Làm thế nào để phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh? Cùng Finhay tìm hiểu một số thông tin cơ bản về loại chứng khoán này qua bài viết dưới đây.

Chứng khoán cơ sở là gì? Chứng khoán cơ sở tiếng anh là gì?

Chứng khoán cơ sở là loại cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Loại cổ phiếu này thuộc chỉ số VN30, HNX30 hoặc các chỉ số tương đương thay thế khác. Ngoài ra còn phải đảm bảo giá trị vốn hóa bình quân trong 6 tháng gần nhất từ 5000 tỷ trở lên (tính đến thời điểm ngày chốt dữ liệu).

Xem thêm: Chứng khoán cơ sở là gì

Chứng khoán cơ sở được sử dụng làm tài sản cơ sở cho sự hình thành của chứng quyền và một số chứng khoán phái sinh. Trong tiếng anh chứng khoán cơ sở được dịch là Underlying Security.

chung-khoan-co-so-la-gi

Chứng quyền có đảm bảo là loại chứng khoán có tài sản đảm bảo bởi công ty chứng khoán phát hành. Cho phép người sở hữu được mua – bán chứng khoán cơ sở cho các tổ chức phát hành chứng quyền theo một mức giá nhất định và tại một thời điểm cố định. Hoặc nó cho phép người sở hữu nhận tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

Chứng khoán cơ sở của chứng quyền là cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí về mức vốn hóa thị trường, mức thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở và các tiêu chí khác của Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

Đặc điểm chứng khoán cơ sở

Tìm hiểu thêm: Năng lực trách nhiệm pháp lý là gì

Chứng khoán cơ sở có một số đặc điểm như sau:

  • Chứng khoán cơ sở sẽ tổ chức ban hành chứng khoán theo hình thức tổ chức tài chính.
  • Các điều khoản giao dịch tại thị trường chứng khoán cơ sở sẽ do bên ban hành chứng khoán quy định, vì thế tại mỗi nơi phát hành chứng khoán sẽ đưa ra những quy luật khác nhau.
  • Muốn tham gia thị trường chứng khoán cơ sở nhà đầu tư phải sử dụng những tài khoản đã kích hoạt hoặc đang sử dụng để giao dịch.
  • Số lượng chứng khoán cơ sở được niêm yết chính là khối lượng cổ phiếu, trái phiếu mà các nhà ban hành đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Chứng khoán cơ sở sẽ không cần ký quỹ như chứng khoán phái sinh.
  • Khi chưa có quyền nắm giữ chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư sẽ không có quyền bán nó.
  • Nhà đầu tư khi mua chứng khoán cơ sở sẽ có quyền thực hiện các giao dịch chứ không phải làm như một nghĩa vụ.
  • Sau khi thực hiện giao dịch thì chứng khoán cơ sở sẽ được chuyển giao đồng thời ở hai bên là tổ chức tài chính và nhà đầu tư.
  • Khi giao dịch sẽ không có trung tâm nào bù trừ phần rủi ro khi các tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán. Nếu xảy ra trường hợp lỗ thì người mua có thể mua chứng khoán với một mức lỗ nhất định, còn đối với các trường hợp khác thì người mua sẽ bị lỗ tại mức vô thời hạn.

dac-diem-chung-khoan-co-so

Ai có thể tham gia thị trường chứng khoán cơ sở?

Thị trường nào cũng có kẻ mua – người bán. Vậy những người có thể chơi trên thị trường chứng khoán cơ sở là ai?

Các đơn vị doanh nghiệp

Doanh nghiệp chính là đơn vị đầu tiên được kể đến, bởi cổ phiếu của các công ty này chính là sản phẩm trên thị trường chứng khoán. Đa phần các đơn vị doanh nghiệp tham gia vào thị trường này đều với mục đích huy động vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Những nhà đầu tư

Nhà đầu tư chính là người cấp vốn cho thị trường chứng khoán. Họ tham gia với mục đích kiếm lời cho cá nhân từ các hoạt động đầu tư. Trên thị trường hiện nay có 3 dạng nhà đầu tư:

  • Nhà đầu tư tổ chức.
  • Nhà đầu tư cá nhân.
  • Nhà đầu tư nước ngoài.

nha-dau-tu-la-nguoi-cap-von-cho-thi-truong-chung-khoan

Các công ty chứng khoán

Đọc thêm: Nghĩa vụ riêng rẽ là gì

Công ty chứng khoán được xem là người môi giới trung gian. Họ giữ vai trò định chế tài chính trên thị trường và thực hiện môi giới giao dịch mua – bán chứng khoán. Ngoài ra, các công ty còn đảm nhiệm vai trò tư vấn và thực hiện một số nhiệm vụ khác cho các nhà đầu tư hoặc một số tổ chức phát hành.

Các cơ quan quản lý

Đây là những cơ quan đảm bảo người chơi chứng khoán cơ sở tuân thủ các quy định đã có từ trước. Tại Việt Nam, đơn vị quản lý chính thị trường chứng khoán là Bộ tài chính. Tiếp đến là ủy ban chứng khoán nhà nước và 2 cơ quan chuyên môn: Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán.

ai-co-the-tham-gia-thi-truong-chung-khoan-co-so

Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

So sánh chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh với những điểm khác biệt được thể hiện qua: Thị trường giao dịch, các loại lệnh giao dịch, số lượng phát hành/niêm yết, bán khống chứng khoán, số tiền cần để giao dịch, loại lệnh giao dịch, chu kỳ thanh toán… cụ thể như bảng sau:

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ chứng khoán cơ sở là gì, cũng như các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Để tránh những rủi ro không đáng, nhà đầu tư nên cập nhật thêm kiến thức cho bản thân. Hãy luôn tự tin khi quyết định đầu tư vào một thị trường chứng khoán nào đó.

Banner 5

Đọc thêm: Hệ số lương là gì? Những thông tin cần biết về hệ số lương

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !