logo-dich-vu-luattq

Trợ cấp thất nghiệp là gì

1. Khái niệm trợ cấp thất nghiệp

Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN.

Trợ cấp thất nghiệp là các khoản thanh toán được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền cho những người thất nghiệp. Ở Việt Nam, khoản trợ cấp thất nghiệp dành cho những người lao động đang trong tình trạng tạm thời chưa có việc làm, không thể tạo ra kinh tế để phục vụ cuộc sống. Để nhận được khoản trợ cấp này người lao động cần phải đáp ứng đủ những yêu cầu của Nhà nước quy định.

Xem thêm: Trợ cấp thất nghiệp là gì

Các chế độ BHTN gồm có:

– Trợ cấp thất nghiệp.

– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

– Hỗ trợ học nghề.

– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Như vậy, theo Luật việc làm 2013, trợ cấp thất nghiệp là một trong 04 chế độ của bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, có thể hiểu trợ cấp thất nghiệp là một khoản tiền mà cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả nhằm hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp.

2. Phân loại các dạng trợ cấp thất nghiệp thường gặp

>&gt Xem thêm: Môi trường là gì ? Vai trò của môi trường là gì ? Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ?

Đối tượng thất nghiệp do dịch bệnh

Mới đây, tình trạng dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp khiến nhiều lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp. Bởi lẽ, ảnh hưởng của dịch bệnh hoạt động kinh doanh của nhiều công ty và doanh nghiệp cũng không thể tiếp tục duy trì. Để có thể có thể đảm bảo được hoạt động nhiều doanh nghiệp quyết định cắt giảm nhân sự. Những nhân sự chịu ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ được hưởng những khoản trợ cấp riêng.

Mức trợ cấp họ được hưởng được tính bằng tiền lương bình quân trong 6 tháng liên tiếp trước khi người lao động mất việc. Mỗi năm làm việc được trợ cấp 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 1 tháng tiền lương.

Đối tượng lao động thất nghiệp do sức khỏe

Nhiều người lao động buộc phải thôi việc bởi tình trạng sức khỏe không cho phép, không thể tiếp tục công tác tại vị trí công việc đang làm. Đa số những đối tượng lao động này đều bị ảnh hưởng bởi công việc khiến sức khỏe không đảm bảo. Vậy nên, họ cũng thuộc vào đối tượng được nhận trợ cấp.

Mức trợ cấp họ được hưởng bằng 60% bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 6 tháng liên tiếp trước khi thất nghiệp. Cách tính mức trợ cấp này là bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng trước khi thất nghiệp.

3. Đối tượng tham gia

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.

Ngoại trừ người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động giúp việc gia đình thì không phải tham gia.

4. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

>&gt Xem thêm: Phát triển bền vững là gì ? Quy định pháp luật về phát triển bền vững

Người lao động khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể:

Một là, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thuộc một trong các trường hợp sau thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp:

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Hai là, đáp ứng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định hoặc không xác định thời hạn thì phải đóng đủ từ 12 tháng trở lên trong thời hạn 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong thời hạn 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Ba là, đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dich vụ việc làm

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Tham khảo thêm: Hộ kinh doanh cá thể là gì

>&gt Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất năm 2022

– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

– Sổ bảo hiểm xã hội.

Bốn là, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị

>&gt Xem thêm: Thủ tục xin nghỉ việc theo quy định pháp luật mới năm 2022

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp thì người lao động không cần đáp ứng điều kiện này, đó là:

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Chết.

5. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

>&gt Xem thêm: Ủy nhiệm chi là gì ? Quy định pháp luật về ủy nhiệm chi

– Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

6. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

Tham khảo thêm: Trên 18 tuổi gọi là gì

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

– Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

7. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Việc nhận trợ cấp thất nghiệp đều có hạn mức nhất định dành cho người lao động. Việc đưa ra thời gian nhận trợ cấp không chỉ giúp người lao động giảm bớt khó khăn tài chính, còn khiến họ không ỷ lại vào tiền trợ cấp, không chịu tìm kiếm việc làm.

“Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.” – Theo khoản 2, Điều 50. Luật việc làm Việt Nam năm 2013.

8. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hồ sơ đề nghị hưởng BHTN theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP bao gồm các giấy tờ sau:

>&gt Xem thêm: Phân loại nợ xấu theo quy định pháp luật ? Các thức kiểm tra nợ xấu ?

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:

+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc;

+ Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động (đối với công việc theo mùa vụ hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng);

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

  • Sổ bảo hiểm xã hội.

9. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để hưởng BHTN, người lao động thực hiện 04 bước sau:

Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng BHTN tới trung tâm dịch vụ việc làm.

Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.

>&gt Xem thêm: Đất thổ cư là gì ? Khái niệm về đất thổ cư theo quy định pháp luật

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

10. Nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động được đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kì địa phương nào mà mình muốn nhận.

Trường hợp đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu thì người lao động có thể chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Bất cứ người lao động hay người sử dụng lao động nào cũng nên biết đến những thông tin nêu trên để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân và doanh nghiệp mình.

11. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Các trường hợp chấm dứt hưởng

  • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
  • Bị tòa án tuyên bố mất tích;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Chết
  • Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
  • Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
  • Hưởng lương hưu hằng tháng;
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  • Tìm được việc làm;
  • Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Trường hợp tạm dừng hưởng

Nếu NLĐ đang hưởng TCTN mà không thông báo về quá trình tìm kiếm việc làm hàng tháng theo quy định thì sẽ bị tạm dừng hưởng TCTN. Sau khi thực hiện thông báo đầy đủ, nếu NLĐ còn thời gian hưởng theo quyết định thì có thể tiếp tục nhận TCTN.

>&gt Xem thêm: Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp ?

Tham khảo thêm: Đất cấp 1 2 3 4 là gì? Bảng phân loại cấp đất chuẩn mới

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !