Ngày nay, nền kinh tế phát triển, thu nhập tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện. Sự phát triển kinh tế là một bước đệm lớn để phát triển đất nước vững mạnh. Tuy nhiên hệ lụy kéo theo đó là sự thay đổi của cuộc sống với quan niệm đồng tiền là trên hết. Sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức làm cho nhiều người bất chấp thủ đoạn kể cả những hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, buôn bán trái phép chất ma túy, mại dâm. Mà hậu quả dễ xảy ra xô xát dẫn đến hành vi vi phạm tội cố ý gây thương tích, mà hậu quả nặng nề nhất là có thể dẫn đến tước đoạt đi mạng sống của người khác. Vậy hệ thống pháp luật Việt Nam có những chế tài nào nhằm xử phạt những hành vi này, tất cả được quy định tại điều 134 Bộ Luật hình sự 2015.
Xem thêm: điều 134 bộ luật hình sự 2015
Trong cuộc sống thường nhật, những va chạm, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Những mâu thuẫn có thể giải quyết được bằng lời nói, có những con người có lối sống “dĩ hòa vi quý”, có những cảm thông cho nhau thì những mâu thuẫn; tranh chấp sẽ được giải quyết và tình cảm con người trong cuộc sống sẽ gắn kết với nhau. Tuy nhiên, nếu con người đều có thể “đồng hóa” với nhau về mọi mặt thì con người, xã hội sẽ không thể phát triển. Sự ích kỷ, cái tôi quá cao và sĩ diện của con người vẫn còn tồn tại rất nhiều, lớn và mãnh liệt trong cuộc sống dẫn đến “bạo lực lên ngôi”.
Xem thêm:
– Phải làm gì khi bị công an triệu tập
– Đặt tiền để đảm bảo “Tội cố ý gây thương tích”
Có những người phạm tội thường do bột phát không làm chủ được bản thân, nóng giận không kiềm chế , bị lệch lạc về nhân cách, khiếm khuyết về gia đình, thiếu hiểu biết, hiếu thắng, uy hiếp mọi người nên dù mâu thuẫn nhỏ xảy ra cũng xuất hiện tranh chấp xô xát.
Thói quen sử dụng rượu bia trong hội họp, lễ tết, tiệc vui, tiệc buồn và sinh hoạt đời thường cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gây thương tích cho người khác. Phần lớn các vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên cả nước trong thời gian qua nguyên nhân là do có sử dụng rượu, bia và chất kích thích khác dẫn tới việc không làm chủ bản thân, tinh thần, ý chí nằm ngoài tầm kiểm soát, không tỉnh táo, dễ bị kích động dẫn đến việc phạm tội.
>>> Xem thêm: Luật sư bào chữa Tội Cố ý gây thương tích
Điều 134 Bộ Luật Hình Sự 2015 ( điều 134 BLHS 2015) sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
Tham khảo thêm: Các hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên theo quy định hiện nay ?
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.8698 Hoặc truy cập vào Website: https://tgslaw.vn/
Tìm hiểu thêm: điều 148 bộ luật tố tụng hình sự