logo-dich-vu-luattq

Chủ tịch hội đồng quản trị là gì

Vai trò của Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần

Chủ tịch hội đồng quản trị đóng vai trò cốt yếu trong hoạt động của hội đồng quản trị trong CTCP, họ là người điều hành, phối hợp giữa các thành viên của hội đồng quản trị. Vậy vai trò của Chủ tịch hội đồng quần trị công ty cổ phần cụ thể như thế nào? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Xem thêm: Chủ tịch hội đồng quản trị là gì

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần là gì?

Nếu xét về hệ thống cấp bậc thì Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chairman of the board) là người chịu trách nhiệm “lập chương trình, kế hoạch, giám sát” cao nhất khi thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị. Theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền “Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, … Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị…”

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị đảm bảo thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và của Điều lệ công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là người đại diện theo luật của công ty cổ phần, được Hội đồng quản trị bầu từ một trong các thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch.

Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty (trừ trường hợp đặc biệt khác). Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần

Khách hàng cần nhận thức rõ là quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị (cá nhân) không đồng nhất với quyền hạn của Hội đồng quản trị (tập thể). Theo đó, khi Chủ tịch Hội đồng quản trị ký các nghị quyết của Hội đồng quản trị thì phải ghi cụm từ “Thay mặt” vào trước cụm từ Hội đồng quản trị,

Theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Một là, lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

Hai là, chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;

Ba là, tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

Bốn là, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

Năm là, chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;

Đọc thêm: Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào

Sáu là, quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Khi Chủ tịch Hội đồng quản trị “vắng mặt” hoặc “không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình” thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng quản trị.

Tiếp theo, khi xét thấy cần thiết thì Chủ tịch hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ hội đồng quản trị và Chủ tịch hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quy định của hội đồng quản trị.

3. Vai trò của Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần

Trên góc độ quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người cao cấp nhất của Công ty, có bốn vai trò cơ bản lớn:

– Truyền thông (Cornrnunicate), kết nối công ty với các yếu tố bên ngoài;

– Ra quyết định (Decision Maker), chủ trì quyết định chính sách và chiến lược;

– Lãnh đạo (Leader): tạo động lực và thúc đẩy đội ngữ cán bộ chủ chốt.

– Quản trị (Manager): chịu trách nhiệm về hoạt động thường xuyên của công ty.

Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ yếu tập trung vào vai trò lãnh đạo, truyền thông và ra quyết định. Chức năng quản trị được thể hiện theo từng giai đoạn phát triển của công ty. Trong một số giai đoạn đầu hoặc giai đoạn khủng hoảng, khó khăn của công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị thể hiện vai trò quản trị nhiều hơn. Ngược lại, trong đa phần thời gian vai trò quản trị được chuyển xuống cho ban điều hành.

Chủ tịch Hội đồng quản trị đảm nhận các nhiệm vụ của người đứng đầu công ty và là người đồng hành cùng với Giám đốc điều hành để thực hiện chiến lược và kế hoạch của công ty. Là đầu tàu xây dựng và phát triển văn hóa của công ty, phát triển phong cách lãnh đạo, huấn luyện và đào tạo độ ngũ quản lý chủ chốt.

Theo thông lệ quốc tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị có các nhiệm vụ chính bao gồm:

– Chỉ đạo xây dựng các chương trình và kế hoạch công tác của Hội đồng quản trị;

– Chỉ đạo chuẩn bị các chương trình nghị sự, nội dung và tài liệu cho các cuộc họp của Hội đồng quản trị, triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị;

Tìm hiểu thêm: Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là gì ?

– Chủ trì cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;

– Phê chuẩn các nghị quyết của Hội đồng quản trị

– Giám sát việc triển khai nghị quyết của Hội đồng

– Gây dựng các mối quan hệ hiệu quả với các thành viên Hội đồng quản trị và các thành viên trong công ty;

– Xây dựng mối quan hệ hiệu quả với các cổ đông, cộng đồng xã hội;

– Phối hợp với ban điều hành thực thi các công việc liên quan đến chức năng của Hội đồng quản trị,

– Thảo luận với ban điều hành về những vướng mắc của công ty;

– Tham gia đánh giá thường niên mức độ hoàn thành công việc của bạn điều hành;

– Thực thi các trách nhiệm và nghĩa vụ khác như đã được định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Ở Việt Nam trong thời gian qua luôn có những quan xoay quanh vai trò thật sự của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm dẫn dắt HĐQT, đảm bảo tính hiệu quả của HĐQT ở tất cả mọi góc độ, lịch trình hoạt động. Chủ tịch HĐQT đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cho các thành viên HĐQT một cách chính xác và kịp thời và đảm bảo việc truyền thông đến các cổ đông một cách hiệu quả. Chủ tịch HĐQT cũng chính là người tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả/hiệu quả làm việc của HĐQT, các thành viên HĐQT và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Ban điều hành. Trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT là xây dựng một cơ chế hoạt động hiệu quả cho các thành viên HĐQT độc lập nhằm giúp họ có thể đóng góp nhiều nhất cho công ty, là đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, đặc biệt là giữa những thành viên HĐQT điều hành và thành viên HĐQT độc lập.

Khác với Giám đốc là người điều hành kinh doanh dưới sự ủy quyền của HĐQT trong việc thực hiện các chính sách và chiến lược, Chủ tịch HĐQT là người dẫn dắt HĐQT xây đựng chiến lược và hoạch định các chính sách đó. Chính vì vậy, việc tách biệt hai vai trò Giám đốc (Tổng giám đốc) và Chủ tịch HĐQT thường được khuyến khích.

Chủ tịch là người động viên, hỗ trợ Giám đốc và Ban điều hành nhằm giúp họ thực hiện tốt các chiến lược và kế hoạch đã vạch ra nhằm thỏa mãn các cổ đông. Hiển nhiên công việc của Chủ tịch HĐQT cũng bao gồm công tác giám sát và phản biện nhưng theo chiều hướng tích cực chứ không phải là tạo ra những rào cản.

Vai trò quan trọng nhất của Chủ tịch HĐQT là đảm bảo rằng, HĐQT thể hiện sự lãnh đạo (và kiểm soát) mà mọi người mong đợi ở HĐQT. Do đó, việc lãnh đạo có tính chuyên nghiệp từ các cuộc họp HĐQT là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Nguồn lực mà Chủ tịch HĐQT nắm giữ và phải tận dụng tốt, đó là thời gian và tài năng của các thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT dù thực ra là không “to” nhưng đóng vai trò trung tâm, làm việc với và thông qua Giám đốc (Tổng giám đốc) tác động đến công ty thể hiện sự liên hệ, nhưng không tác động trực tiếp vào hoạt động bình thường của công ty. Chủ tịch HĐQT là người kiến tạo sự thống nhất của các thành viên HĐQT và tránh cạnh tranh với Giám đốc (Tổng giám đốc).

Trên đây là bài viết về Vai trò của Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 0967 370 488 hoặc 0967 370 488

Vai trò của Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần, Luật Phamlaw.

Tham khảo thêm: Nhân viên nghiệp vụ là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !