1. Khái niệm nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu thường là các dấu hiệu như chữ cái, từ ngữ, số, hình ảnh, biểu tượng, lô gô hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc, gắn trên hàng hóa hoặc đi kèm với các dịch vụ để phân biệt các sản phẩm, dịch vụ khác nhau trên thị trường.
Xem thêm: Nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ
2. Phân loại nhãn hiệu:
– Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa:
Là nhữ ng dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa có thể được gắn trên chính hàng hóa hoặc trên bao bì của hàng hóa đó.
Tham khảo thêm: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì
– Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ:
Là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác nhau. Dịch vụ được hiểu là các hoạt động thực tế, được thực hiện theo yêu cầu hay vì lợi ích của bên thuê dịch vụ. Nhãn hiệu dịch vụ thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ có thể dễ dàng nhận biết các loại dịch vụ của các chủ thể khác nhau.
– Nhãn hiệu tập thể:
Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
– Nhãn hiệu chứng nhận:
Tìm hiểu thêm: Nghị định 99 sở hữu trí tuệ
Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hóa, dịch vụ đủ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận tương ứng. Ví dụ: Nhãn hiệu ISO 9000 được công nhận trên tòan thế giới, nhãn hiệu ISO 9002 là nhãn hiệu chứng nhận được Việt Nam công nhận…
– Nhãn hiệu liên kết:
Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dung khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Ví dụ: Pepsi Mirindra hay Pepsi 7 up được dùng cho loại đồ uống là nước cam ép hay nước chanh có ga.
– Nhãn hiệu nổi tiếng:
Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tìm hiểu thêm: Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009