Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế – Phamlaw
Nhìn chung, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ – sự sáng tạo, sản phẩm trí tuệ của con người đang dần được pháp luật, cũng như các tổ chức, cá nhân quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, việc bảo hộ sáng chế – một trong những đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung, cũng như giá trị pháp lý của bằng sáng chế nói riêng chưa thực sự được các tổ chức, cá nhân Việt Nam quan tâm, cụ thể, theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, số đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp năm 2016 là 58.217 đơn, và số đơn sáng chế, giải pháp hữu ích chỉ chiếm khoảng 10%. Trong khi đó, không phải đơn đăng ký sáng chế nào cũng được cấp văn bằng bảo hộ, phần lớn đơn đăng ký sáng chế không được chấp thuận bảo hộ do sản phẩm không đáp ứng về trình độ sáng tạo, hoặc đơn đăng ký không đáp ứng yêu cầu của pháp luật, một trong những lý do đó là đối tượng đăng ký bảo hộ sáng chế không thuộc đối tượng bảo hộ theo quy định của pháp luật. Vậy thì những đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế?
Xem thêm: điều 59 luật sở hữu trí tuệ
Để góp phần hạn chế số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế bị từ chối, trong nội dung bài viết dưới đây, PhamLaw xin được giới thiệu đến quý Khách những đối tượng tác phẩm không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế theo Luật định. Cụ thể:
Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định điều kiện bảo hộ đối với sáng chế như sau:
- Có tính mới,
- Có trình độ sáng tạo,
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Ngoài ra, sáng chế này phải không thuộc đối tượng không được bảo hộ theo quy định tại Điều 59 Luật SHTT.
Theo đó, Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ quy định những đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế là những đối tượng không đáp ứng đủ điều kiện để được bảo hộ dưới danh nghĩa SC theo quy định tại Điều 58. Bao gồm:
Đọc thêm: Sở hữu trí tuệ tiếng anh
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học, giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ là những đối tượng không đảm bảo đầy đủ được khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
Bởi vì: những đối tượng trên không thể được áp dụng trực tiếp trên đời sống, như phát minh, về bản chất, phát minh là việc nhận ra những quy luật tồn tại một cách khách quan. Phát minh không thể trực tiếp áp dụng vào đời sống mà phải thông qua sáng chế. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, sáng chế có thể cũ đi, giá trị giảm dần theo thời gian, trong khi đó phát minh, hay lỹ thuyết khoa học, phương pháp toán học lại tồn tại mãi mãi, là cơ sở để từ tạo ra sáng chế.
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; cách thức thể hiện thông tin: những đối tượng này rõ ràng chỉ là sự thuần tuý thể hiện thông tin chứ không phải là một giải pháp kỹ thuật, tức là chúng cũng không có khả năng ứng dụng công nghiệp. Hơn nữa, các đối tượng như “Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính” được bảo hộ theo quyền tác giả.
3. Giống thực vật, giống động vật; quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh. Vì những đặc thù khác biệt của các đối tượng này mà nó không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế là 20 năm, trong khi đó có những giống cây trồng mà thời hạn khai thác của nó lên đến trên 20 năm thì rõ ràng bảo hộ sáng chế là không đảm bảo được quyền lợi cho chủ sở hữu. Để đảm bảo cho người tạo giống cây trồng có thể khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các hoạt động sáng tạo của mình, việc bảo hộ với giống cây trồng sẽ theo một hệ thống riêng biệt do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp quản lý. Và Luật SHTT cũng giành hẳn một chế định riêng để quy định về vấn đề này.
4. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật. đây là các đối tượng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống của cả cộng đồng và xã hội, vì vậy nên vì mục đích nhân đạo liên quan trực tiếp đến lợi ích cộng đồng, các đối tượng này cần phải được mở rộng phạm vi sử dụng. Do vậy, không thể thương mại hoá hay tư nhân hoá các đối tượng này được.
Ngoài ra, những sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh (theo khoản 1 Điều 8 Luật SHTT) cũng là những đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Bởi vì những giải pháp này có liên quan trực tiếp đến quốc phòng, an ninh của đất nước; cũng như cuộc sống và sức khoẻ của cả cộng đồng, nên vì mục đích bảo vệ quốc phòng an ninh các đối tượng này không được phép bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế.
Tìm hiểu thêm: điều 72 luật sở hữu trí tuệ
Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 0967 370 488 , chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.
Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!
Trân trọng!
Tìm hiểu thêm: Nghĩa của từ sở hữu trí tuệ
Tìm hiểu thêm: Nghĩa của từ sở hữu trí tuệ
Tìm hiểu thêm: Nghĩa của từ sở hữu trí tuệ