logo-dich-vu-luattq

Nghĩa của từ sở hữu trí tuệ

1. Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ là sở hữu đối với kết quả sáng tạo tinh thần (loại tài sản đặc biệt) bao gồm quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quyển đối với đối tượng sở hữu công nghiệp.

Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.

Xem thêm: Nghĩa của từ sở hữu trí tuệ

Tài sản trí tuệ bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phầm mềm máy tính…

2. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

3. Phân loại quyền sở hữu trí tuệ

Như đã đề cập bên trên, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm những loại sau:

– Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

>&gt Xem thêm: Sở hữu trí tuệ là gì ? Quyền sở hữu trí tuệ là gì ? Bảo vệ quyền SHTT

– Quyền sở hữu công nghiệp

– Quyền đối với giống cây trồng

Trong đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. (Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009)

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Tham khảo thêm: Tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

5. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

4. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ?

Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc điểm sau:

– Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với một tài sản vô hình bởi tài sản trí tuệ là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người, được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể định giá được bằng tiền và được pháp luật bảo hộ.

– Quyền sở hữu trí tuệ được định giá thông qua quá trình sử dụng, ứng dụng trong thực tế. Khi một sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra thì bản thân sản phẩm đó chưa có giá trị ngay mà phải qua một quá trình sử dụng, ứng dụng, tài sản trí tuệ được định giá thông qua những lợi ích mà nó đem lại cho cộng đồng, cho xã hội.

– Không phải sản phẩm trí tuệ nào cũng được bảo hộ. Việc này thể hiện ở chỗ: theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 thì có những sản phẩm trí tuệ không nằm trong diện bảo hộ như: tin tức thời sự thuần túy đưa tin, các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, hệ thống, khái niệm,…

Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

>&gt Xem thêm: Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay ?

– Quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là có thời hạn. Quyền sở hữu trí tuệ của một cá nhân hay một tổ chức tại Quốc gia nào thì sẽ chỉ được bảo hộ trong phạm vi quốc gia đó, trừ trường hợp Quốc gia này có tham gia các Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được mở rộng. Pháp luật có đặt ra thời hạn bảo hộ. Trong thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm. Hết thời hạn bảo hộ này (bao gồm cả thời hạn gia hạn nếu có), tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại, có thể được phổ biến một cách tự do mà không cần bất kỳ sự cho phép nào của chủ sở hữu.

Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn. 2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau: a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này; b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Tham khảo thêm: Sở hữu trí tuệ là gì ? Quyền sở hữu trí tuệ là gì ? Bảo vệ quyền SHTT

– Cách thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lí hành vi xâm phạm tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.

– Chủ thể áp dụng biện pháp bảo vệ có thể là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan nhà nước khác. Các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật Việt Nam đều cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Theo quy định của pháp luật nước ta, thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc về: Toà án, thanh tra, quản lí thị trường, hải quan, công an, Uỷ ban nhân dân các cấp

Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

5. Tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền sở hữu những tài sản hữu hình khác đều là những quyền hợ pháp của tổ chức, cá nhân, các quyền này nếu không được pháp luật bảo vệ thì rất dễ dẫn đến việc gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Do đó, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có những ý nghĩa sau:

– Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giúp kích thích khả năng sáng tạo bởi khi những sản phẩm trí tuệ là những tài sản vô hình, rất dễ bị tổn hại nên việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khiến chủ sở hữu an tâm và khuyến khích khả năng sáng tạo, thúc đẩy ra các sản phẩm trí tuệ mới.

– Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp giảm thiểu những thiệt hại, tổn thất, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.

– Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp tránh trường hợp làm giả, làm nhái, ăn theo những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tránh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn. Và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ.

>&gt Xem thêm: Quyền sở hữu công nghiệp là gì ? Đặc điểm, nguồn luật áp dụng đối với quyền sở hữu công nghiệp

– Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Cũng như những hành vi sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ.

– Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa về chính trị. Bởi quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ nước đó, khi Việt Nam tham gia vào các Điều ước quốc tế, tham gia vào các tổ chức quốc tế rất dễ dẫn đến việc những sản phẩm trí tuệ của Việt Nam không được bảo hộ, tạo điều kiện cho những đối thủ canh tranh lợi dụng để xâm hại. Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế nước ta với thế giới.

Tìm hiểu thêm: Xâm phạm sở hữu trí tuệ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !